Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Người đóng bảo hiểm thất nghiệp hưởng các chế độ lên đến gần 500%

Kinhtedothi – Để có kinh phí chi cho một người hưởng tối đa các chế độ bảo hiểm thất nghiệp thì phải gần 40 người đóng mới đủ.

Bộ LĐTB&XH nhận được đề nghị của cử tri Vĩnh Phúc về việc nghiên cứu sửa đổi Luật Việc làm theo hướng người đóng bảo hiểm thất nghiệp nhưng đến khi về hưu hoặc chấm dứt hợp đồng lao động mà chưa được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì được thanh toán số tiền cá nhân đã đóng bảo hiểm thất nghiệp (1%) vào Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp vì theo nguyên tắc của bảo hiểm là có đóng có hưởng.

Bộ LĐTB&XH cho biết, hiện nay, cứ 12 – 14 người đóng bảo hiểm thất nghiệp thì có 1 người hưởng. Ảnh: Nguyễn Kim

Về đề nghị của cử tri tỉnh Vĩnh Phúc, Bộ LĐTB&XH cho biết, bảo hiểm thất nghiệp là loại hình bảo hiểm ngắn hạn (như bảo hiểm y tế), tính chia sẻ rủi ro cao giữa người có việc làm với người bị mất việc làm; nhiều người đóng nhưng chỉ có một số ít người mất việc làm mới được hưởng. Qua đó, nhằm hỗ trợ người lao động duy trì việc làm, đào tạo, tư vấn, giới thiệu việc làm và bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi bị mất việc làm.

Hiện nay, mức đóng bảo hiểm thất nghiệp bình quân tháng là 6.000.000 đồng, một người đóng tối thiểu là 12 tháng với số tiền là 1% x 6.000.000 đồng x 12 tháng = 720.000 đồng (tương ứng 12%) có thể hưởng các chế độ lên đến khoảng gần 500% (chưa tính đến chế độ hưởng tư vấn, giới thiệu việc làm).

Do đó, để có kinh phí chi cho một người hưởng tối đa các chế độ bảo hiểm thất nghiệp thì phải gần 40 người đóng mới đủ. Thực tế hiện nay, cứ 12 – 14 người đóng bảo hiểm thất nghiệp thì có 1 người hưởng.

Bộ LĐTB&XH cũng cho biết: nguyên tắc đóng – hưởng trong bảo hiểm thất nghiệp là nếu xảy ra rủi ro và đáp ứng đủ điều kiện, người tham gia bảo hiểm sẽ được hưởng khoản hỗ trợ đền bù về thiệt hại theo từng chế độ chứ không phải đóng tiền vào quỹ...

Hiện nay, Bộ LĐTB&XH đã xây dựng dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) và có đề xuất mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp gần nhất trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 5 lần mức lương tối thiểu tháng theo vùng do Chính phủ công bố tại tháng cuối cùng đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp. Sau đó, người lao động cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Công đoàn Hà Nội hỗ trợ đoàn viên khó khăn về nhà ở

Công đoàn Hà Nội hỗ trợ đoàn viên khó khăn về nhà ở

21 May, 09:52 PM

Kinhtedothi - Ngày 21/5, Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐTĐ) TP Hà Nội Phạm Quang Thanh đến thăm và trao hỗ trợ kinh phí xây dựng “Mái ấm Công đoàn” cho công nhân Nguyễn Thị Thanh – Công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam và công nhân Hoàng Thị Ngoan – Công ty Cổ phần môi trường đô thị Gia Lâm.

Hòa Bình: đồng hành cùng người dân phát triển kinh tế

Hòa Bình: đồng hành cùng người dân phát triển kinh tế

21 May, 04:39 PM

Kinhtedothi - Chương trình cho vay hỗ trợ sinh kế, việc làm cho người dân do Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hòa Bình triển khai đã trở thành nguồn lực quan trọng giúp người dân có điều kiện phát triển kinh tế, tạo việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.

Hà Nội: Thành phố sẽ hỗ trợ xây dựng 95 nhà Đại đoàn kết

Hà Nội: Thành phố sẽ hỗ trợ xây dựng 95 nhà Đại đoàn kết

19 May, 06:47 PM

Kinhtedothi-Chiều nay, 19/5, thông tin từ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Thành phố Hà Nội cho biết, năm 2025, Thành phố sẽ triển khai hỗ trợ xây dựng 95 nhà Đại đoàn kết cho hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại 10 huyện.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ