Theo đó, người đứng đầu các đơn vị rà soát, kịp thời phát hiện và có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục những hạn chế, khuyết điểm, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, nhằm hạn chế phát sinh KNTC, nhất là việc thực hiện chính sách pháp luật có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Thực hiện nghiêm, đầy đủ trách nhiệm giải trình, giải quyết khiếu nại, kiên quyết xử lý các vi phạm và thông báo công khai trước Nhân dân. Thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất trách nhiệm của tổ chức, cá nhân và xử lý vi phạm trong việc thực thi nhiệm vụ quản lý về quy hoạch - đầu tư, trật tự xây dựng đô thị, quản lý sử dụng đất đai, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi GPMB các dự án.TP cũng yêu cầu Chánh Thanh tra TP chủ trì phối hợp với Công an TP, Ban Tiếp Công dân TP rà soát, thống nhất danh sách các vụ việc KNTC đông người, phức tạp, kéo dài. Trong đó báo cáo rõ, cụ thể tình hình, kết quả xử lý, giải quyết… Đồng thời, đề xuất các nội dung tiếp tục chỉ đạo, cơ quan chủ trì, cá nhân chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc. Lưu ý những vụ việc đông người, phức tạp, kéo dài đã có chỉ đạo, giao nhiệm vụ xử lý, giải quyết của Thủ tướng Chính phủ...Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị được yêu cầu phải thường xuyên thực hiện tốt công tác giải quyết KNTC. Khi xảy ra vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm, thủ trưởng các địa phương, đơn vị phải sâu sát, quyết liệt, trực tiếp đối thoại với người dân, có biện pháp chỉ đạo xử lý, giải quyết kịp thời, không để phát sinh thành “điểm nóng” gây phức tạp về an ninh trật tự. Khi công dân của địa phương đến khiếu kiện đông người tại các cơ quan của T.Ư, TP, Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã phải trực tiếp chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan TP, T.Ư để tiếp công dân, vận động, thuyết phục, có biện pháp để công dân về địa phương giải quyết.