Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Người Hà Nội sử dụng hầm đi bộ như thế nào?

Kinhtedothi - Năm 2007 - 2008, UBND TP Hà Nội chính thức đưa vào sử dụng 23 hầm đi bộ với chi phí xây dựng hàng chục tỷ đồng. Sau 11 năm hoạt động, liệu hầm cho người đi bộ có được sử dụng đúng với chức năng của mình?
Hệ thống mạng lưới hầm đi bộ tại Ngã Tư Sở, Thanh Xuân, Hà Nội.
23 hầm đi bộ được UBND TP Hà Nội đưa vào hoạt động, cụ thể: Đường Vành đai 3 có 17 hầm đi bộ, nút giao đường 32 với đường 70 có 4 hầm đi bộ, 2 hầm đi bộ ở nội thành là Ngã Tư Sở và nút giao Giải Phóng - Đại Cồ Việt.
 Ghi nhận vào lúc 12h trưa, thời điểm bến xe Mỹ Đình khá đông đúc, bên trong hầm đi bộ đìu hiu, vắng vẻ. 
Khi được hỏi tại sao lại không sử dụng hầm đi bộ, chị T.Tiên (Tuyên Quang) chia sẻ: Hầm khá bí, đèn tối. 
Hầm được giữ vệ sinh khá tốt, luôn có ít nhất 1-2 nhân viên vệ sinh túc trực và lau dọn thường xuyên. Không còn những hình ảnh bẩn thỉu, rác rưởi, thậm chí là cả kim tiêm như khoảng thời gian 1 năm về trước. 
Tại Ngã Tư Sở, mạng lưới hầm đi bộ vô cùng rộng và phức tạp. Hầm ở đây ngoài mục đích cho người đi bộ còn phục vụ cho cả xe đạp đi dưới hầm.
Hệ thống hầm đi bộ tại Ngã Tư Sở khá lằng nhằng, sơ đồ khó hình dung. Chúng tôi có mặt tại hầm 1 tiếng nhưng đã có ít nhất 3 người hỏi về đường lên và chính chúng tôi cũng không nắm rõ phương hướng khi ở dưới hầm.
 Tại các cửa hầm, người dân ở xung quanh thản nhiên mở bán hàng nước, bánh mỳ… 
 Thậm chí, nhiều người ngồi chắn ngay trước lối ra vào hầm. 
 Điều này sẽ tạo cho người dân tâm lý e ngại khi phải bước qua những tốp người đang say sưa uống nước, nói chuyện này.

Hầm được chia rõ ràng 2 làn: đi bộ và đạp xe, được giữ vệ sinh sạch sẽ nhưng vắng bóng người.
 Nếu có, thì phần lớn là những người tập thể dục. 
Người dân chia sẻ rằng hầm đi bộ sạch sẽ, mát mẻ, không vướng xe cộ nên đây là không gian lý tưởng để đi bộ, đạp xe.
Một lý do nữa khiến cho người đi bộ từ chối sử dụng hầm là do quãng đường đi dưới hầm dài hơn và tốn sức. Chị Hiên (Trường Chinh) than thở: “Hầm sâu quá, bước xuống hầm mà phải nghỉ tận 2 lần, phải chăng có thang máy thì mình xuống hầm dễ dàng hơn.” 
 Lúc 19h - thời điểm Ngã Tư Sở có lưu lượng xe cộ đông đúc nhất, số lượng người đi bộ sử dụng hầm cũng tăng lên nhưng không đáng để.
 
 Thay vào đó, sự “nhộn nhịp” hơn tại hầm đi bộ vào thời điểm cao điểm này là do số lượng người dân tập thể dục, giải trí, thư giãn khá nhiều. Thậm chí, có hẳn một sân bóng mini tại đây.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thang máy Việt Nam hướng tới mục tiêu “Chuẩn hóa - Kết nối - Phát triển”

Thang máy Việt Nam hướng tới mục tiêu “Chuẩn hóa - Kết nối - Phát triển”

08 May, 11:05 AM

Kinhtedothi - Sáng 8/5, tại Hà Nội, Hiệp hội Thang máy Việt Nam đã tổ chức thành công Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2025 - 2030 với phương châm “Chuẩn hóa - Kết nối - Phát triển”. Đại hội có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu bước kiện toàn tổ chức, định hướng hoạt động ngành thang máy trong 5 năm tới.

Vì sao 23 hộ dân trúng đấu giá đất ở xã Trần Phú, Chương Mỹ đã 16 năm không được cấp sổ đỏ, xây nhà?

Vì sao 23 hộ dân trúng đấu giá đất ở xã Trần Phú, Chương Mỹ đã 16 năm không được cấp sổ đỏ, xây nhà?

08 May, 08:52 AM

Kinhtedothi - Tham gia đấu giá, trúng đấu giá, đã thực hiện nghĩa vụ tài chính với chính quyền địa phương. Song, 16 năm qua, 23 hộ dân tại xã Trần Phú (huyện Chương Mỹ) vẫn chưa được cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, không được phép xây dựng…

Hà Nội: Người dân nô nức xuống phố tận hưởng kì nghỉ lễ

Hà Nội: Người dân nô nức xuống phố tận hưởng kì nghỉ lễ

02 May, 07:54 AM

Kinhtedothi - Ngày Quốc tế Lao động năm nay mang đến cho Hà Nội một nhịp sống bình lặng trên các con phố nhưng tươi vui ở những không gian công cộng. Trong khoảnh khắc ấy, thành phố như tạm nghỉ, để người dân có một ngày trọn vẹn thư giãn giữa lòng đô thị.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ