Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Người lao động sắp được chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật

Kinhtedothi – Người lao động (NLĐ) được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật tính theo định suất hàng ngày có giá trị bằng tiền, theo 4 mức (15.000 – 20.000 – 25.000 – 30.000 đồng).

Bộ LĐTB&XH đã xây dựng dự thảo Thông tư Hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với NLĐ làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại.

Theo đó, NLĐ được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật khi có đủ các điều kiện, đó là: NLĐ làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật;

NLĐ đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế hoặc trực tiếp tiếp xúc với các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, B, C theo quy định tại Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Người lao động  sẽ được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật tính theo định suất hằng ngày có giá trị bằng tiền theo 4 mức. Ảnh: Phạm Hùng.

Mức bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất hằng ngày và có giá trị bằng tiền tương ứng, theo các mức: Mức 1: 15.000 đồng, mức 2: 20.000 đồng, mức 3: 25.000 đồng, mức 4: 30.000 đồng.

Đối với người lao động đủ các điều kiện theo quy định trên, nếu làm việc từ 50% thời giờ làm việc bình thường trở lên của ngày làm việc thì được hưởng cả định suất bồi dưỡng, nếu làm dưới 50% thời giờ làm việc bình thường của ngày làm việc thì được hưởng nửa định suất bồi dưỡng theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này:

Trong trường hợp NLĐ làm thêm giờ, định suất bồi dưỡng bằng hiện vật được tăng lên tương ứng với số giờ làm thêm, theo nguyên tắc trên.

Người sử dụng lao động xem xét, quyết định việc thực hiện bồi dưỡng bằng hiện vật ở mức 1 (15.000 đồng) đối với NLĐ làm các công việc không phải là nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật nhưng đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép hoặc trực tiếp tiếp xúc với các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, B, C theo quy định tại Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Chi phí bồi dưỡng bằng hiện vật được hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên, chi phí sản xuất kinh doanh và làm chi phí hợp lý khi tính thuế, nộp thuế thu nhập DN theo quy định hiện hành của pháp luật về thuế thu nhập DN. Riêng đối với đối tượng là học sinh, sinh viên thực tập, học nghề, tập nghề thuộc cơ quan nào quản lý thì cơ quan đó cấp kinh phí.

Bộ LĐTB&XH nêu rõ nguyên tắc: Việc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật phải được thực hiện trong ca hoặc ngày làm việc, bảo đảm thuận tiện và vệ sinh.

Không được trả bằng tiền, không được trả vào lương (gồm cả đưa vào đơn giá tiền lương) thay cho hiện vật bồi dưỡng.

Trường hợp do tổ chức lao động không ổn định, không thể tổ chức bồi dưỡng tập trung tại chỗ được, người sử dụng lao động phải cấp hiện vật cho NLĐ để công nhân lao động có trách nhiệm tự bồi dưỡng theo quy định. Trong trường hợp này, người sử dụng lao động phải lập danh sách cấp phát, có ký nhận của NLĐ; thường xuyên kiểm tra việc thực hiện bồi dưỡng của NLĐ.

 

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Lan tỏa sự quan tâm, chăm lo đời sống đoàn viên, người lao động

Lan tỏa sự quan tâm, chăm lo đời sống đoàn viên, người lao động

01 May, 05:00 AM

Kinhtedothi - Tháng 5 hàng năm đã trở thành "điểm hẹn", là tháng cao điểm tổ chức các hoạt động chăm lo cho đoàn viên (ĐV), người lao động (NLĐ) về mọi mặt, cả về vật chất, tinh thần và sức khỏe. Nhân dịp này, Báo Kinh tế và Đô thị đã có cuộc trò chuyện với Chủ tịch Liên đoàn lao động (LĐLĐ) TP Hà Nội Phạm Quang Thanh về những hoạt động của Công đoàn Hà Nội trong chăm lo đời sống NLĐ Thủ đô.

100% nhà tạm, nhà dột nát ở Bình Phước đã được kiên cố hóa

100% nhà tạm, nhà dột nát ở Bình Phước đã được kiên cố hóa

29 Apr, 04:28 PM

Kinhtedothi - Đúng dịp kỷ niệm 50 năm đất nước thống nhất (30/4/1975 - 30/4/2025), bà Tôn Ngọc Hạnh - Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước cho biết, Bình Phước đã hoàn thành mục tiêu xóa 100% nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh, sớm hơn 6 tháng so với quy định của Chính phủ.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ