Người quảng cáo sữa giả có phải chịu trách nhiệm pháp lý?
Gần 600 loại sữa giả được tung ra thị trường vài năm qua khiến dư luận phẫn nộ, bởi nhiều sản phẩm được quảng cáo là dành cho trẻ em, người già, người có bệnh nặng.
Theo Luật sư Nguyễn Hữu Toại - Giám đốc Công ty luật TNHH Hừng Đông, tại Khoản 9 Điều 8 Luật Quảng cáo 2012 quy định: Hành vi quảng cáo sai sự thật là việc đưa ra thông tin không đúng hoặc gây nhầm lẫn về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bao gồm các yếu tố như chất lượng, công dụng, thành phần, xuất xứ, giá cả, hoặc thời hạn bảo hành.

Công nhân đóng hộp thành phẩm tại cơ sở sản xuất sữa bột giả quy mô lớn vừa bị Công an TP Hà Nội triệt phá.
Trong vụ việc sản xuất gần 600 loại sữa giả vừa qua, các quảng cáo thổi phồng rằng sản phẩm chứa thành phần cao cấp dành cho người bệnh, phụ nữ mang thai và trẻ em, nhưng thực tế chỉ là hỗn hợp phụ gia kém chất lượng, là một ví dụ điển hình.
Hành vi này không chỉ lừa dối người tiêu dùng mà còn gây nguy hại đến sức khỏe, đặc biệt với các đối tượng dễ tổn thương. "Một loại sữa được quảng cáo là giúp “tăng chiều cao trong 7 ngày, phát triển trí não vượt trội” trong khi thành phần bên trong hoàn toàn không có gì đặc biệt - đó là một hành vi vi phạm nghiêm trọng Luật Quảng cáo và quyền lợi người tiêu dùng" - Luật sư Toại nhấn mạnh.
Hiện tại chưa có quy định riêng về xử lý đối với người nổi tiếng. Tuy nhiên, khi quảng cáo sản phẩm sai sự thật, những người nổi tiếng sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định tại Nghị định 38/2021. Cụ thể: Người vi phạm về quảng cáo có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức từ 20 đến 80 triệu đồng và bị cấm hoạt động quảng cáo từ 1 đến 2 năm nếu gây hậu quả nghiêm trọng.
Ngoài ra, nếu cố ý quảng cáo cho sản phẩm giả, biết rõ sai sự thật, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tù thấp nhất là 3 năm, cao nhất lên tới 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình nếu việc quảng cáo liên quan đến thuốc giả "Vụ kẹo Kera gần đây là bài học, khi nhiều người nổi tiếng bị xử phạt và điều tra vì quảng cáo sai sự thật" - Luật sư Nguyễn Hữu Toại nêu dẫn chứng.

Quảng Ninh: đề nghị thu hồi 12 sản phẩm dinh dưỡng (dạng sữa bột) là hàng giả
Kinhtedothi - Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh vừa ban hành Văn bản số 1686/SYT-NVY về việc xử lý đối với sản phẩm thực phẩm theo đề nghị của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) về việc thu hồi sản phẩm thực phẩm, dinh dưỡng (dạng sữa bột) là hàng giả.

Vụ sản xuất, buôn bán sữa giả: bắt tạm giam 4 đối tượng liên quan
Kinhtedothi - Ngày 28/4, thông tin từ Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an, đơn vị đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét chỗ ở đối với 4 bị can liên quan đến vụ sản xuất và buôn bán sữa bột giả.

Các trang thông tin điện tử phải gỡ bỏ toàn bộ quảng cáo sản phẩm "sữa giả"
Kinhtedothi - Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) yêu cầu các trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội rà soát, gỡ bỏ toàn bộ quảng cáo liên quan đến các sản phẩm "sữa giả".