Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Nguồn sữa đầu vào làm nên chuẩn sữa tươi Cô Gái Hà Lan: Những điều chưa biết

Tường Vi
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ở các nông trại cung ứng sữa tươi nguyên liệu trong “Chương trình phát triển ngành sữa”, Cô Gái Hà Lan luôn đồng hành cùng người nông dân xây dựng mô hình chăn nuôi khoa học, chặt chẽ, phù hợp với thổ nhưỡng địa phương, tập trung vào hai khâu quan trọng: chăn nuôi và sản xuất sữa. Tất cả nhằm đảm bảo chất lượng nguồn sữa đầu vào đúng “chuẩn Hà Lan”.

Chăn nuôi thời 4.0 - Từ đồng cỏ được “chuẩn hoá” đến phần mềm quản lý đàn bò chuyên nghiệp
Khi trở thành đối tác của Cô Gái Hà Lan trong Chương trình phát triển ngành sữa, người nông dân luôn được hỗ trợ về công nghệ lẫn kiến thức, thực hành chăn nuôi trong các điều kiện kỹ thuật tốt nhất: từ quy mô đồng cỏ, mô hình chuồng trại, chế độ dinh dưỡng, đến vệ sinh và chăm sóc sức khoẻ cho đàn bò...
Trong khuôn khổ của chương trình hợp tác, Cô Gái Hà Lan còn tổ chức cho nhiều nông dân xuất sắc của Hà Lan đến Việt Nam nhằm thực hiện mục đích “nông dân giúp nông dân”, giao lưu và tìm hiểu tình hình thực tế chăn nuôi bò sữa tại trang trại. Từ đó, họ sẽ tư vấn, chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn để cải tiến, tối ưu hóa tiềm năng sản xuất của nông trại, rút ngắn khoảng cách về kỹ thuật chăn nuôi giữa Việt Nam và thế giới.
 Cô Gái Hà Lan cùng đối tác đã tổ chức hơn 400 buổi tập huấn, 4.000 lượt thăm và hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân
Những người chăn nuôi hay đùa rằng ở đây, bò còn được nâng niu hơn cả người. Trời nắng, bò phải được phun sương làm mát, chuồng trại cần có hệ thống quạt thông gió để bò không bị stress vì nóng. Bò như được “ở trong phòng máy lạnh” với nhiệt độ luôn dưới 25 độ C giúp bò ăn khoẻ và cho nhiều sữa. Đặc biệt, tại các trang trại mẫu của Cô Gái Hà Lan, kỹ thuật viên còn được trang bị hẳn phần mềm quản lý đàn bò trên điện thoại mang tên My dairy farm. Cùng với chiếc smartphone trong tay, tình trạng sức khoẻ, sinh sản của bò sẽ được số hóa, dễ dàng kiểm tra, theo dõi. 
 Hòa cùng dòng chảy 4.0, Cô Gái Hà Lan đã 'công nghệ hóa' việc chăm sóc đàn bò bằng ứng dụng My dairy farm đầy hữu ích 

Không chỉ vậy, cỏ cho bò ăn là cỏ Mulato chất lượng cao, được chăm bón kỹ, đảm bảo dinh dưỡng để nâng cao chất lượng sữa, bò được chăn thả ngoài trời, có ít nhất 16 giờ mỗi ngày để nằm nghỉ ngơi… Tất cả đều nhằm một mục đích: Bò phát triển tốt, cho sữa chất lượng và đảm bảo tiêu chuẩn nghiêm ngặt đặt ra.

Khi anh nông dân vắt sữa bò phải là “chuyên gia” tận tuỵ

Ngày làm việc của người nông dân trong Chương trình phát triển ngành sữa luôn bắt đầu từ 3-4h sáng để kịp giờ vắt sữa vì họ chỉ có vỏn vẹn dưới 60 phút – khoảng “thời gian vàng” – đưa sữa đến các điểm làm lạnh. Các công việc này diễn ra chặt chẽ, khẩn trương nhằm bảo vệ dòng sữa vốn “mong manh” trước sự tấn công của vi khuẩn khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài.

Tuy nhiên, để có được dòng sữa chất lượng, quy trình lấy sữa cũng cần chuẩn hóa từ dụng cụ lấy sữa hay thậm chí là cả… tâm lý của bò. Theo đó, bò được vắt sữa 2 lần/ngày, mỗi lần cách nhau 11-13 giờ là “chuẩn” nhất. Trước khi vắt sữa, người nông dân phải dọn dẹp, cọ rửa nền chuồng, tắm sạch cho bò và dùng khăn sạch lau khô bầu vú bò. Sữa sau khi vắt phải được lọc kỹ rồi mới đổ vào can đựng – là can nhôm để bảo đảm an toàn cho sữa. Ngoài ra, can đựng sữa phải được vệ sinh, sát trùng cẩn thận, và phơi khô ngay sau khi sử dụng. 

 Người nông dân cần hạn chế việc thay đổi nơi vắt sữa, người vắt sữa hay quy trình vắt sữa để tránh ảnh hưởng đến tâm lý của các 'cô bò sữa'.

Nguồn sữa nguyên liệu sau đó sẽ được kiểm tra lượng vi khuẩn, tạp khuẩn, dư lượng kháng sinh, hóa chất,… nhằm đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và an toàn trước khi sản xuất. Nhờ vậy, tỷ lệ trung bình tổng tạp trùng trong nguồn sữa nguyên liệu sản xuất Cô Gái Hà Lan luôn ở mức dưới 300.000 cfu/ml – tốt hơn 10 lần so với tiêu chuẩn cho phép tại Việt Nam.

Trải qua 145 năm kinh nghiệm trong ngành sữa, Cô Gái Hà Lan đã và đang bắt tay cùng người nông dân giữ vững những quy chuẩn khắt khe của hành trình “từ đồng cỏ đến ly sữa”, đảm bảo chất lượng nguồn sữa nguyên liệu, góp phần mang đến thành phẩm thơm ngon, đồng nhất chất lượng “đông – tây như một” tại hơn 100 quốc gia trên thế giới.