Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nguyên Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai Nguyễn Quốc Anh chuẩn bị hầu toà

Kinhtedothi - Theo thông tin từ TAND TP Hà Nội, vào ngày 20/1 tới đây, đơn vị này sẽ mở phiên toà sơ thẩm xét xử nguyên Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai Nguyễn Quốc Anh và 7 đồng phạm về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Phiên tòa dự kiến diễn ra trong 2 ngày (20 và 21/1).

8 bị cáo bị đưa ra xét xử gồm: Nguyễn Quốc Anh - nguyên Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai; Nguyễn Ngọc Hiền - nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai; Trịnh Thị Thuận - Kế toán trưởng, Trưởng phòng tài chính kế toán Bệnh viện Bạch Mai; Lý Thị Ngọc Thủy - Trưởng phòng tài chính kế toán Bệnh viện Bạch Mai; Phạm Đức Tuấn - Giám đốc Công ty BMS; Ngô Thị Thu Huyền - Phó Giám đốc Công ty BMS; Trần Lê Hoàng - Thẩm định viên Công ty thẩm định giá và dịch vụ tài chính Hà Nội (VFS) và Phan Minh Dung - Tổng Giám đốc VFS.

Nguyên Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai Nguyễn Quốc Anh (trên cùng bên trái) cùng các đồng phạm - Ảnh: Bộ Công an

Theo cáo trạng truy tố, Bệnh viện Bạch Mai có chủ trương phát triển ngoại khoa nên năm 2016, Phạm Đức Tuấn đã đến gặp Nguyễn Quốc Anh để chào bán loại robot Rosa hỗ trợ phẫu thuật với giá 39 tỷ đồng và robot Mako giá 44 tỷ đồng. Tuy nhiên, Nguyễn Quốc Anh không đồng ý vì thủ tục phức tạp nên hai bên thống nhất Công ty BMS sẽ liên doanh với Bệnh viện Bạch Mai để lắp đặt robot hỗ trợ phẫu thuật với giá do Tuấn tự đưa ra.

Nguyễn Quốc Anh sau đó tự ý ký hợp đồng với Công ty BMS dù không thống nhất, báo cáo theo quy chế bệnh viện và quy định của Bộ Y tế. Để có thể hợp thức giá robot, Phạm Đức Tuấn liên hệ với Công ty VFS nơi Trần Lê Hoàng làm việc. Tuy nhiên, qua xác minh đã làm rõ Công ty BMS nhập khẩu robot Rosa từ Pháp về sân bay Nội Bài là hàng mới 100% và nguyên giá là hơn 7,4 tỷ đồng.

Bệnh viện Bạch Mai sau đó đã sử dụng robot này thực hiện phẫu thuật sọ não cho 637 ca bệnh, làm tăng chi phí và gây thiệt hại cho người bệnh hơn 10 tỷ đồng. Trong vụ án này, cáo trạng truy tố xác định, Nguyễn Quốc Anh giữ vai trò chính, là người quyết định để Bệnh viện Bạch Mai và Công ty BMS ký hợp đồng liên danh, liên kết. Bị cáo Phạm Đức Tuấn giữ vai trò giúp sức tích cực, tạo điều kiện cho Bệnh viện Bạch Mai ký được hợp đồng. Các bị cáo còn lại giữ vai trò đồng phạm thực hiện. Do vậy, cần phân hóa trách nhiệm đối với từng bị cáo để quyết định hình phạt và áp dụng các tình tiết giảm nhẹ theo quy định của pháp luật, thể hiện sự khoan hồng của pháp luật đối với từng bị cáo.

Cáo trạng truy tố cũng thể hiện, các bị cáo đều thành khẩn khai báo, nhận thức rõ hành vi, phối hợp với Cơ quan điều tra làm rõ bản chất vụ án và chịu trách nhiệm về hậu quả thiệt hại do hành vi phạm tội. Trong đó, Nguyễn Quốc Anh, Nguyễn Ngọc Hiền, Trịnh Thị Thuận, Phan Minh Dung đã nộp lại toàn bộ số tiền hưởng lợi bất chính và Phạm Đức Tuấn nộp lại hết số tiền thiệt hại.

Tags
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hoa hậu Thùy Tiên: từ người truyền cảm hứng đến bị can trong vụ án lừa dối khách hàng

Hoa hậu Thùy Tiên: từ người truyền cảm hứng đến bị can trong vụ án lừa dối khách hàng

20 May, 02:37 PM

Kinhtedothi - Từng đăng quang Hoa hậu Hòa bình quốc tế 2021 và xây dựng hình ảnh như một người truyền cảm hứng tích cực cho giới trẻ, Nguyễn Thúc Thùy Tiên nay đối diện với vòng tố tụng hình sự sau khi bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về hành vi “Lừa dối khách hàng”, theo khoản 2 Điều 198 Bộ luật Hình sự. Vụ việc không chỉ gây rúng động dư luận mà còn đặt ra nhiều vấn đề pháp lý về trách nhiệm của người nổi tiếng khi tham gia vào các hoạt động quảng cáo thương mại trên nền tảng số.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ