Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Nguyên nhân để Venezuela phá giá đồng nội tệ

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Phát biểu trên truyền hình ngày 10/1, Tổng thống Venezuela Hugo Chavez đã lên tiếng bảo vệ giải pháp phá giá đồng tiền của Chính phủ nước này,

KTĐT - Phát biểu trên truyền hình ngày 10/1, Tổng thống Venezuela Hugo Chavez đã lên tiếng bảo vệ giải pháp phá giá đồng tiền của Chính phủ nước này, nhằm tăng cạnh tranh và khuyến khích các công ty trong nước sản xuất.


Ông cho răng việc điều chỉnh giá đồng nội tệ của Venezuela là do đồng USD đã mất giá 20% trong những năm gần đây và khẳng định cần phải loại bỏ tình trạng độc quyền của đồng USD.

           
Ngày 8/1, Chính phủ Venezuela đã quyết định phá giá đồng tiền nước này, theo đó kể từ ngày 11/1, đồng nội tệ Bolivar sẽ có hai tỷ giá do Chính phủ quy định phụ thuộc vào mục đích sử dụng hoặt là 2,60 Bolivar đổi 1 USD theo các giao dịch được Chính phủ ưu tiên hoặc 4,30 bolivar đổi 1 USD cho các mục đích giao dịch khác. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2005, Venezuela phá giá tỷ giá cố định cũng do Chính phủ ấn định ở mức 2,15 Bolivar/1 USD, cho dù ngoài thị trường chợ đen giá đổi luôn cao hơn.


Các chuyên gia kinh tế đã phân tích về nguyên nhân, thời điểm, tác động về việc Venezuela phải phá giá đồng nội tệ như sau::


Lý do


- Việc phá giá đồng Bolivar sẽ giúp Tổng thống Hugo Chavez có nhiều tiền hơn cho ngân sách nhà nước và các khoản chi khác trong năm.


- Venezuela, nước xuất khẩu dầu mỏ số một Mỹ Latinh, sẽ thu nhiều nội tệ hơn từ việc bán dầu thô và như vậy sẽ có thêm tiền để thanh toán các khoản nợ nần.


- Tập đoàn dầu khí quốc gia Venezuela PDVSA đã gặp phải nhiều vấn đề trong việc thanh toán hợp đồng cho các nhà cung cấp dịch vụ, đồng thời vẫn tiếp tục cung cấp đáng kể nguồn tín dụng cho các chương trình xã hội của Chính phủ.

 
Thời điểm


- Thời điểm Tổng thống Hugo Chavez quyết định phá giá đã gây bất ngờ. Từ cách đây một năm, giới phân tích dự báo có thể Chính phủ Venezuela sẽ buộc phải phá giá đồng Bolivar, khi mà giá dầu thô đang xuống tới mức rất thấp, vào khoảng 30 USD/thùng và khi đó thời điểm diễn ra các cuộc bầu cử còn cách xa. Nhưng lúc này giá dầu ở mức trên dưới 80 USD/thùng và ông Chavez đang tiến lại gần cuộc bầu cử ở Quốc hội, sẽ diễn ra vào tháng 9 tới, nên chẳng ai cho rằng Venezuela sẽ phá giá đồng tiền.


- Nền kinh tế Venezuela đã sụt giảm 2,9% trong năm 2009, bởi ngành công nghiệp suy giảm đáng kể, cũng như giá dầu trong suốt năm trước đều ở mức thấp. Ông Chavez hy vọng với việc phá giá đồng nội tệ sẽ khuyến khích sản xuất trong nước phát triển, đặc biệt là các ngành không sản xuất dầu khí và giảm bớt nhập khẩu.

 
Tác động tới các khoản nợ


Có thể những chủ nợ trái phiếu bằng tiền USD của Venezuela đang vui mừng trước thông tin này. Việc nước này phá giá sẽ khiến nguy cơ Venezuela không trả được nợ giảm. Tuy nhiên, một số nhà đầu tư tỏ vẻ lo lắng bởi biện pháp được đưa ra cho thấy khả năng tài chính của Vênêxuêla xấu hơn những gì người ta mong đợi.

 
Tác động xã hội


- Người tiêu dùng sẽ thấy đồng tiền mất giá quá nhiều tại một quốc gia phụ thuộc đáng kể vào nhập khẩu, với mức lạm phát trong năm 2009 lên tới 25,1%, một trong những tỷ lệ cao nhất thế giới. Ông Chavez đã kháng cự trong một thời gian dài những áp lực của ngành công nghiệp trong nước đòi hỏi phải phá giá đồng tiền, bởi lẽ ông Chavez lo ngại điều này sẽ khiến giá cả tiếp tục tăng cao trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.


- Venezuela thường phải đối đầu với tình trạng khan hiếm các mặt hàng thiết yếu như cà phê, sữa hay phụ tùng xe hơi. Mục đích của việc phá giá (với tỷ giá kép, một đối với nông phẩm và thuốc men, và một đối với những mặt hàng không phải là nhu yếu phẩm) đó là giảm nhập khẩu.


- Tình trạng giá cả liên tục tăng cao cùng với thiếu thốn và một nền kinh tế suy giảm có thể sẽ khiến dân chúng không hài lòng, nhưng các chương trình trợ cấp xã hội và các dịch vụ miễn phí do ông Chavez thiếp lập trong những năm qua có thể khiến tình trạng này được kiểm soát. Ông Chavez cũng có thể tuyên bố thêm các chương trình trợ cấp xã hội mới.


Việc phá giá này sẽ khiến ngành công nghiệp và nông nghiệp Venezuela trở nên có tính cạnh tranh hơn. Trong thời gian qua, các ngành này bị ảnh hưởng nặng nề của tình trạng giá các mặt hàng nhập khẩu tăng. Khuyến khích công nghiệp và nông nghiệp phát triển sẽ mang lại ngoại tệ cho nước này. Venezuela là quốc gia phải chịu hậu quả của tình trạng giá dầu tăng cao khiến đồng nội tệ bị tăng giá, điều này làm cho nền kinh tế trở nên yếu kém.


Từ những phân tích trên, các chuyên gia cho rằng việc đồng Bolivar bị phá giá, cho phép chinh quyền của tổng thống Hugo Chavez củng cố các chính sách kinh tế của mình, đã từng bị tác động mạnh của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu./.