Kinhtedothi – Tối 19/2, nhiều du khách trong nước và quốc tế vui mừng khi được đến Nhà hát Múa rối Thăng Long để trực tiếp xem các vở diễn, sau thời gian dài hoạt động biểu diễn phải tạm dừng.
Nhà hát Múa rối Thăng Long, đơn vị từng nhận kỷ lục "Nhà hát 365 ngày trong năm đỏ đèn" đã có buổi diễn đầu tiên từ ngày 19/2, sau gần 2 năm đóng cửa. Theo ghi nhận của phóng viên ngày 19/2, Nhà hát đón tiếp nhiều khách trong nước và quốc tế đến mua vé, xem các vở diễn.
Khán giả mua vé tại Nhà hát Múa rối Thăng Long ngày 19/2.
Bên cạnh không khí vui tươi, phấn khởi của khán giả, nghệ sĩ trong ngày đầu nhà hát được mở cửa trở lại, công tác phòng, chống dịch Covid-19 đặc biệt được chú trọng. Khán giả mua vé và cán bộ, nhân viên, nghệ sĩ nhà hát đều tuân thủ 5K; tại các địa điểm bán vé đều có ngăn cách và đặt dung dịch rửa tay sát khuẩn, cũng như đảm bảo giãn cách.
Trao đổi với phóng viên KT&ĐT, NSƯT Thanh Hiền - Giám đốc Nhà hát Múa rối Thăng Long chia sẻ: “Thời điểm hiện tại, Nhà hát Múa rối Thăng Long chủ yếu biểu diễn các tiết mục rối truyền thống và các tích trò cổ. Giai đoạn ban đầu, Nhà hát sẽ biểu diễn 1 tuần 1 buổi vào lúc 20 giờ, thứ 7”.
Được biết, Nhà hát Múa rối Thăng Long đang mở hệ thống bán vé trực tiếp tại địa chỉ biểu diễn và qua điện thoại, email. Ngoài ra, nhà hát vẫn tổ chức các chương trình múa rối nước và múa rối tạp kỹ phục vụ các đơn vị, tổ chức, đối tượng thiếu nhi theo yêu cầu. Các chương trình đều được bảo đảm công tác phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định.
Bên cạnh chuẩn bị mở cửa biểu diễn trực tiếp, Nhà hát Múa rối Thăng Long cũng đang gấp rút dàn dựng chương trình biểu diễn nghệ thuật tại Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Phong Sắc, do thành phố Hà Nội tổ chức trọng thể vào ngày 23/2.
Kinhtedothi – Việc HĐND TP Hà Nội vừa thông qua Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa trên địa bàn TP Hà Nội (thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô) giúp khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của các tuyến phố, làng nghề, khu dân cư hiện hữu.
Kinhtedothi - Cứ ngỡ thế hệ giáo chức già khi nhìn về chuyện học hành, lớp trường, thi cử ở đô thị Hà Nội hôm nay sẽ đắm trong những hoài niệm của một thời đạo học và những kỳ sĩ tử lai kinh ứng thí. Nhưng không hẳn vậy! Hoài niệm được cất giữ trân trọng như hành trang ký ức, để cùng người Hà thành đương thời hướng về một đô thị học tập, hiện đại và hội nhập.
Kinhtedothi - Xã hội hóa hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa là một chủ trương, biện pháp quan trọng của Đảng và Nhà nước. Thực tế đã chứng minh rằng, không có quốc gia nào mà Nhà nước có thể gánh hết các công việc liên quan đến di sản văn hóa, mà phải khơi dậy, phát huy vai trò của cộng đồng để họ tích cực, tự giác tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. Đây là chia sẻ của PGS.TS Đỗ Văn Trụ - Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam khi trao đổi với Báo Kinh tế & Đô thị về bảo vệ và phát huy di sản văn hóa, đưa Luật Di sản văn hóa năm 2024 vào đời sống.
Kinhtedothi – Bộ VHTT&DL đề nghị nhiệm vụ lập quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích đền Cửa Ông, tỉnh Quảng Ninh cần tiếp cận dưới góc độ cộng đồng, mối quan hệ tương hỗ giữa di tích và cộng đồng trong bảo vệ, phát huy giá trị di tích.