Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nhà lưu niệm số 90 Thợ Nhuộm và dấu ấn một người con ưu tú

Kinhtedothi - Bản Dự thảo Luận cương chính trị do đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam được viết từ tầng hầm một ngôi nhà ở phố Giăng Xôle (nay là số 90 phố Thợ Nhuộm). Nơi đây đã trở thành di tích cách mạng của Hà Nội, gắn với lịch sử hình thành và lớn mạnh của Đảng.
  • Tầng hầm nhỏ này nằm trong tòa biệt thự 4 tầng của gia đình Bertheur - người Pháp là thanh tra sở tài chính T.Ư trực thuộc Phủ Toàn quyền Đông Dương lúc bấy giờ. Trong ảnh: Toàn cảnh ngôi nhà.
  • Cổng vào căn nhà 90 Thợ Nhuộm.
  • Phía ngoài căn nhà 90 Thợ Nhuộm.
  • Năm 1960, nhân kỷ niệm 30 năm thành lập Đảng, Đảng và Nhà nước ta đã xác nhận giá trị lịch sử của ngôi nhà và có quyết định giữ gìn, tôn tạo, bảo vệ di tích này. Từ đó, ngôi nhà 90 phố Thợ Nhuộm trở thành ''địa chỉ Đỏ'' thu hút khách du lịch trong và ngoài nước và quốc tế tới tham quan, tìm hiểu về lịch sử truyền thống của Đảng và cuộc cách mạng vĩ đại của dân tộc ta.
  • Phía ngoài căn hầm nơi đồng chí Trần Phú làm việc khi xưa.
  • Với diện tích khoảng 6m2 chỉ đủ kê một bộ phản. Căn buồng có một cửa sổ nhìn ra đường phố, đứng ở đấy có thể nhìn ra cổng chính, nghe được tiếng động ở tầng trên, những khi cần thiết như bị mật thám bao vây, có thể ra sân sau để thoát ra ngoài. Trong ảnh: Bên trong căn nhà 90 Thợ Nhuộm.
  • Trong căn phòng có rất nhiều hiện vật như bản Nghị quyết Đại hội lần thứ VI của Quốc tế Cộng sản, Cuốn ''Đường Kách Mệnh'', Chánh cương vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam do đồng chí Nguyễn Ái Quốc nêu ngày 3/2/1930... Trong ảnh: Bàn làm việc của đồng chí Trần Phú.
  • Đến thăm di tích này, ấn tượng đầu tiên của bạn sẽ là bức vẽ chân dung đồng chí Trần Phú đang ngồi viết bản Dự thảo Luận cương chính trị, phía dưới là nơi đặt bản Luận cương chính trị.
  • Bức vẽ chân dung đồng chí Trần Phú.
  • Bản Dự thảo Luận cương chính trị do đồng chí Trần Phú soạn thảo.
  • Bức tượng đồng chí Trần Phú trong khu di tích.
  •  
  • Hằng ngày rất nhiều lượt khách tham quan khu di tích.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Múa lân-sư-rồng để góp phần gìn giữ văn hóa dân tộc

Múa lân-sư-rồng để góp phần gìn giữ văn hóa dân tộc

31 Mar, 03:43 PM

Kinhtedothi – Với đam mê múa lân-sư-rồng, từ năm 10 tuổi ông đã tham gia đoàn lân-sư-rồng Tinh Anh Đường của người dượng. Đến khi thành lập hẳn đoàn lân-sư-rồng của riêng mình, ông đã cưu mang, dạy dỗ hàng nghìn thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn, nghiện ngập… trở thành người có ích cho xã hội.

Chứa chan tình cảm, đong đầy  hơi ấm từ đất liền

Chứa chan tình cảm, đong đầy hơi ấm từ đất liền

25 Jan, 06:34 AM

Kinhtedothi - Đã thành thông lệ, cứ mỗi dịp giáp Tết Nguyên đán, Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân tổ chức các đoàn cán bộ đi thăm, kiểm tra, chúc mừng năm mới cán bộ, chiến sĩ Nhà giàn DKI và các lực lượng làm nhiệm vụ trên biển.

Gặp người bắn phát đạn B40 khai hỏa trận đánh chiếm cầu Rạch Chiếc

Gặp người bắn phát đạn B40 khai hỏa trận đánh chiếm cầu Rạch Chiếc

30 Aug, 08:22 AM

Kinhtedothi – Chứng kiến đồng đội bị địch bắt, giết hại dã man, ông cùng đồng đội đã nén đau thương, rút về chờ đợt tấn công mới. Sau ngày đại thắng, được nghỉ phép về quê, ông không dám kể cho người thân, đồng đội biết vì yêu cầu của địa phương thời đó.

Anh thương binh mất mắt trái, cưa 1/3 chân vẫn hiến máu nhân đạo 52 lần

Anh thương binh mất mắt trái, cưa 1/3 chân vẫn hiến máu nhân đạo 52 lần

28 Aug, 05:36 PM

Kinhtedothi – Bị thương tỉ lệ 84% (thương binh hạng 1/4), mất mắt trái, cưa 1/3 chân trái, khắp cơ thể đầy vết sẹo do mảnh mìn, nhưng với bản chất người lính Cụ Hồ khi về với đời thường, nghe vận động hiến máu nhân đạo để cứu người, ông đã hiến đến 52 lần.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ