Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Múa lân-sư-rồng để góp phần gìn giữ văn hóa dân tộc

Kinhtedothi – Với đam mê múa lân-sư-rồng, từ năm 10 tuổi ông đã tham gia đoàn lân-sư-rồng Tinh Anh Đường của người dượng. Đến khi thành lập hẳn đoàn lân-sư-rồng của riêng mình, ông đã cưu mang, dạy dỗ hàng nghìn thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn, nghiện ngập… trở thành người có ích cho xã hội.

Dạy múa lân-sư-rồng và đạo đức làm người

Đó là Nghệ nhân Nhân dân Lương Tấn Hằng (SN 1965, ngụ quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh) - Phó Chủ tịch kiêm Trưởng Ban Trọng tài Liên đoàn lân sư rồng Việt Nam.

Kể về cơ duyên đến với nghệ thuật lân-sư-rồng, ông Lương Tấn Hằng bộc bạch: “Tôi đam mê múa lân từ lúc 10 tuổi, hồi đó dượng tôi làm Trưởng đoàn lân-sư-rồng Tinh Anh Đường cho tôi theo học để biểu diễn trong những dịp lễ, Tết. Năm 1986, sau khi học được 10 năm, tôi lập đoàn lân-sư-rồng Hằng Anh Đường và chính thức trình diễn trước công chúng vào năm 1987”.

Nghệ nhân Nhân dân Lương Tấn Hằng (áo vest).

Những năm đầu hoạt động, do vốn ít, chưa có tên tuổi nên Hằng Anh Đường gặp không ít khó khăn; đôi lúc phải biểu diễn miễn phí, phải mất một thời gian dài hoạt động, đoàn mới dần đi vào ổn định. Từ khi chính thức biểu diễn lân-sư-rồng, ông Hằng tham gia Đoàn TNCS Hồ Chí Minh quận 11, nhận được hỗ trợ từ các cấp chính quyền. Đến khi đã lo xong "miếng cơm manh áo", ông Hằng nghĩ đến những đứa trẻ đường phố không có được may mắn như mình. Vì lẽ đó, ông nhận những trẻ em khó khăn, không có điều kiện đi học văn hóa hoặc học nghề để vào Hằng Anh Đường học múa lân.

Năm 1999, trước tình trạng nhiều thanh thiếu niên nghiện ngập sinh ra vi phạm pháp luật. Với suy nghĩ phải đưa những đứa trẻ này vào đoàn lân-sư-rồng để dạy dỗ giúp các em có được một nghề, tránh xa thói hư tật xấu, làm lại cuộc đời, góp phần giúp ích cho xã hội. Ông Hằng nói lên suy nghĩ này và được ông Dương Công Khanh (lúc đó là Phó Chủ tịch UBND quận 11) đồng ý, nên đã lập “mái ấm” quy tụ thanh thiếu niên vào học, phát triển bộ môn lân-sư-rồng.

Hằng Anh Đường với màn múa lân Mai Hoa Thung, con lân nhảy xa 3,4m.

Tiết mục "Sư hý cầu".

Tại “mái ấm” Hằng Anh Đường, ngoài học nghề, các em còn được học đạo đức làm người. Bởi theo ông Hằng, ông không cần biết trước kia các em từng làm gì, có thể ông không xóa được những hình xăm trên người các em, nhưng ông muốn xóa đi quá khứ, phải cho các em cơ hội làm lại cuộc đời. Chính từ tấm lòng nhân ái của ông Hằng đã giúp không ít mảnh đời bất hạnh rũ bỏ quá khứ, đổi tính trở thành người lương thiện, có việc làm ổn định, góp phần vào việc ngăn chặn tệ nạn xã hội thời điểm đó.

 

Vậy để học múa lân-sư-rồng có khó không, tôi hỏi? Ông Lương Tấn Hằng cho biết, trước khi học múa lân thì phải biết võ, có sức khỏe dẻo dai và nhanh nhẹn. Vì mỗi buổi tập luyện kéo dài hàng giờ, còn mỗi lần biểu diễn trước công chúng có khi đến 2 tiếng. Múa lân có nhiều kiểu, như: độc chiếm ngao đầu; song hỷ; tam tinh; tam anh; tứ quý hưng long.

Không ngừng sáng tạo nghệ thuật để phát triển

“Nhiều thập kỷ trước, múa lân-sư-rồng chỉ thực hiện những tiết mục đơn giản: lân múa ăn dưa hấu, lân trèo cột ăn cải xà lách… hoặc múa theo tiếng trống, bài nhạc gia chủ yêu cầu, miễn sao múa hết giờ. Gần chục năm trở lại đây, mạng xã hội phát triển, người dân xem được nhiều tiết mục lân-sư-rồng của nước ngoài với những kỹ thuật khó. Do đó, ai hoạt động trong môn nghệ thuật này phải luôn sáng tạo những động tác mới thì công chúng mới chấp nhận”, Nghệ nhân Nhân dân Lương Tấn Hằng nói.

Hằng Anh Đường biểu diễn "Sư hý cầu".

"Sư hý cầu" của Hằng Anh Đường.

Để tập luyện một động tác “mới”, theo ông Hằng phải tập vài tháng hoặc cả năm, trong lúc tập thậm chí bị ngã gãy tay, chân. Những động tác “mới” như: lân đi cà kheo, lân múa Mai Hoa Thung (múa, nhào lộn trên hàng cột, rồi phóng từ cột này sang cột kia đặt ở khoảng cách 3,4 m); sư hý cầu (múa, di chuyển trên quả châu và nhào lộn). Ngoài ra, đối với những lễ hội, sự kiện văn hóa, đoàn lân-sư-rồng cũng phải thực hiện theo yêu cầu của đơn vị tổ chức. Ví như sự kiện kỷ niệm 30 năm thì phải có 30 con lân, 30 cái trống…, khi đó cả đoàn phải luyện tập lại để đồng diễn đẹp mắt.

 

“Có lần đoàn lân-sư-rồng Hằng Anh Đường sang Bắc Kinh (Trung Quốc) biểu diễn. Lúc đó, họ nghĩ chúng tôi đến từ Hồng Kông hoặc Quảng Châu. Vì họ nghĩ chỉ có họ mới biểu diễn được những tuyệt kỹ nhào lộn trên Mai Hoa Thung hoặc biểu diễn sư hý cầu. Khi biểu diễn xong, họ mới biết chúng tôi đến từ Việt Nam”, Nghệ nhân Nhân dân Lương Tấn Hằng kể lại.

Lân đi cà kheo.

Đến nay Hằng Anh Đường đã đào tạo hơn 1.000 học trò có mặt ở khắp thế giới. Nghệ nhân Nhân dân Lương Tấn Hằng chia sẻ, con số nêu trên cộng lại của mấy chục năm, có nhiều em sau khi định cư ở nước ngoài, nhớ “nghề” và lập ra đội lân-sư-rồng biểu diễn trong dịp lễ, Tết. Hiện nay tại nhiều tỉnh, TP ở Việt Nam có nhiều chi nhánh của Hằng Anh Đường. Riêng tại TP Hồ Chí Minh đoàn có 50 thành viên, hàng ngày Hằng Anh Đường nuôi các em ăn, ở; mỗi tháng chi 3-5 triệu đồng/em.

Nói về thầy của mình, em Lê Hoàng Vũ (SN 1997, quê TP Đà Nẵng) cho biết: “Em vào TP Hồ Chí Minh năm 2017, được thầy Hằng dạy múa lân-sư-rồng. Từ đó cuộc sống em thay đổi nhiều, được thầy nuôi ăn, ở mỗi ngày”. Tương tự, em Phạm Hoài Phương (2002, ngụ TP Hồ Chí Minh) chia sẻ, em rất biết ơn thầy Hằng vì cho em theo học và nơi ăn ở đã hơn 10 năm nay.

Trích dẫn
Nghệ nhân Nhân dân

Nghệ nhân Nhân dân

Với những cống hiến xuất sắc trong lĩnh vực nghệ thuật lân-sư-rồng, tháng 11/2015, ông Lương Tấn Hằng vinh dự được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú. Đến tháng 3/2019, ông tiếp tục vinh dự được Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân.

Ngày 30/3/2025, UBND TP Hồ Chí Minh công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa “Nghệ thuật lân-sư-rồng vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia”.

Tân Tiến

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Chứa chan tình cảm, đong đầy  hơi ấm từ đất liền

Chứa chan tình cảm, đong đầy hơi ấm từ đất liền

25 Jan, 06:34 AM

Kinhtedothi - Đã thành thông lệ, cứ mỗi dịp giáp Tết Nguyên đán, Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân tổ chức các đoàn cán bộ đi thăm, kiểm tra, chúc mừng năm mới cán bộ, chiến sĩ Nhà giàn DKI và các lực lượng làm nhiệm vụ trên biển.

Gặp người bắn phát đạn B40 khai hỏa trận đánh chiếm cầu Rạch Chiếc

Gặp người bắn phát đạn B40 khai hỏa trận đánh chiếm cầu Rạch Chiếc

30 Aug, 08:22 AM

Kinhtedothi – Chứng kiến đồng đội bị địch bắt, giết hại dã man, ông cùng đồng đội đã nén đau thương, rút về chờ đợt tấn công mới. Sau ngày đại thắng, được nghỉ phép về quê, ông không dám kể cho người thân, đồng đội biết vì yêu cầu của địa phương thời đó.

Anh thương binh mất mắt trái, cưa 1/3 chân vẫn hiến máu nhân đạo 52 lần

Anh thương binh mất mắt trái, cưa 1/3 chân vẫn hiến máu nhân đạo 52 lần

28 Aug, 05:36 PM

Kinhtedothi – Bị thương tỉ lệ 84% (thương binh hạng 1/4), mất mắt trái, cưa 1/3 chân trái, khắp cơ thể đầy vết sẹo do mảnh mìn, nhưng với bản chất người lính Cụ Hồ khi về với đời thường, nghe vận động hiến máu nhân đạo để cứu người, ông đã hiến đến 52 lần.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ