Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nghệ thuật lân–sư–rồng trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Kinhtedothi-Với việc nghệ thuật Lân–Sư–Rồng của người Hoa ở TP Hồ Chí Minh được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, đến nay TP có có 7 Di sản được công nhận. Đơn cử, ca trù và nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ; Lễ hội Nghinh Ông huyện Cần Giờ…

Ngày 30/3, Sở Văn hóa và Thể thao (VH&TT) TP Hồ Chí Minh tổ chức Lễ công bố quyết định về “Nghệ thuật Lân, Sư, Rồng của người Hoa ở TP Hồ Chí Minh được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia”, và công bố quyết định xếp hạng 7 di tích lịch sử - văn hóa cấp TP, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).

Nghệ thuật Lân, Sư, Rồng của người Hoa ở TP Hồ Chí Minh được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. 
Đội trống tại lễ công bố "Nghệ thuật Lân, Sư, Rồng của người Hoa ở TP Hồ Chí Minh được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia".

Đến dự lễ có Ủy viên Ban Thường vụ (UVBTV) Thành ủy - Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Mạnh Cường; UVBTV Thành ủy - Bí thư Thành ủy Thủ Đức Nguyễn Hữu Hiệp; Thành ủy viên - Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Trần Thị Diệu Thúy; Thành ủy viên - Giám đốc Sở VH&TT TP Trần Thế Thuận; Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Nguyễn Thị Kim Thúy.

Màn múa Lân của Hằng Anh đường.
Lân được xem là một linh vật được phong thánh, đứng thứ nhì trong bộ tứ linh: Long (rồng), Lân (kỳ lân), Quy (rùa), Phụng (chim phượng hoàng).

Múa Lân, Sư, Rồng là một loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian đặc sắc của cộng đồng người Hoa tại TP Hồ Chí Minh. Đối với văn hóa dân gian Việt Nam từ xa xưa, Lân được xem là một linh vật được phong thánh, đứng thứ nhì trong bộ tứ linh: Long (rồng), Lân (kỳ lân), Quy (rùa), Phụng (chim phượng hoàng)… Linh vật Lân thường được đặt ở nơi tôn nghiêm như các đền đài, lăng tẩm vua chúa, các đình chùa.

Màn múa Sư của Hằng Anh đường.
Trong quá trình biểu diễn, những chú Sư cùng người điều khiển có những màn bước trên quả cầu.

Trong tín ngưỡng dân gian và văn hóa phương Đông, ba linh vật Lân, Sư, Rồng mang ý nghĩa may mắn, báo điềm lành, đem đến sự thịnh vượng, sự trường thọ; xua đuổi điềm xấu. Do đó, nghệ thuật múa Lân, Sư, Rồng thường xuất hiện trong trong dịp Tết Nguyên đán, Tết Nguyên tiêu, Tết Trung thu, lễ khai trương, lễ động thổ, các sự kiện văn hóa của đất nước…

Múa Lân, Sư, Rồng mang ý nghĩa may mắn, đem đến sự thịnh vượng, trường thọ; xua đuổi điềm xấu.

Nghệ thuật múa Lân, Sư, Rồng xuất hiện trong dịp Tết Nguyên đán, Tết Nguyên tiêu, Tết Trung thu, lễ khai trương, động thổ, các sự kiện văn hóa của đất nước…

Nghệ nhân Nhân dân Lương Tấn Hằng chia sẻ, trước khi tham gia đội múa Lân, Sư, Rồng, người tham gia phải biết võ, thể lực tốt và sức dẻo dai nhằm chịu đựng thời gian biểu diễn có kéo dài từ 1-2 tiếng đồng hồ.

Nghệ nhân Nhân dân Lương Tấn Hằng (ngồi giữa) chia sẻ, trước khi tham gia tập múa Lân, Sư, Rồng, người tham gia phải có võ, thể lực tốt.
Sở VH&TT TP Hồ Chí Minh tặng giấy khen cho nhiều tập thể, cá nhân người Hoa vì thành tích giữ gìn và phát huy di sản văn hóa của dân tộc.

Tùy vào mục đích ý nghĩa của sự kiện, đơn vị tổ chức sự kiện hoặc gia chủ thuê múa Lân, Sư, Rồng vào dịp Tết Nguyên đán, khai trương, động thổ… thì các đội Lân, Sư, Rồng khi múa sẽ có những bài khác nhau. Có thể múa đơn theo từng linh vật, hoặc kết hợp múa cả ba loại Lân, Sư, Rồng. Các đội múa Lân, Sư, Rồng liên tục phát triển tinh hoa của những bài múa gốc cho đến những bài múa khó nhất.

Trong múa Lân, màn Mai Hoa Thung là khó nhất.
Trong tiết mục Mai Hoa Thung con Lân nhảy từ cột này sang cột khác.

“Chính vì nghệ thuật múa Lân, Sư, Rồng bao hàm các yếu tố võ thuật, sức khỏe, âm nhạc và phát triển tại nhiều quốc gia. Vì vậy, tại Việt Nam vào năm 2022, múa Lân, Sư, Rồng được đưa vào chương trình thi đấu của Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ IX tại tỉnh Quảng Ninh”, Nghệ nhân Nhân dân Lương Tấn Hằng cho biết.

Trích dẫn
Trích dẫn 1

7 di tích lịch sử - văn hóa cấp TP Hồ Chí Minh

Trong 7 di tích, có 3 đình làng: Đình Thần Long Bình; Đình Thần Long Hòa; Đình Thần An Khánh (TP Thủ Đức). 4 di tích kiến trúc nghệ thuật: Trường Đại học Sài Gòn (quận 5); Đền Bà Mariamman; Trường THPT Trưng Vương; Chợ Tân Định (quận 1).

3 đình làng tại TP Thủ Đức ngoài phong cách kiến trúc đặc trưng của đình làng Nam Bộ, còn gắn liền với lịch sử đấu tranh giành độc lập của dân tộc. 4 di tích kiến trúc nghệ thuật thể hiện sự giao thoa văn hóa Việt Nam - Ấn Độ; giữa kiến trúc phương Đông với phương Tây.

Với 7 công trình, địa điểm vừa được công nhận, nâng tổng số di tích lịch sử - văn hóa của TP lên 200, gồm: 2 di tích lịch sử quốc gia đặc biệt; 58 di tích quốc gia (2 di tích khảo cổ học, 32 di tích kiến trúc nghệ thuật, 24 di tích lịch sử); 140 di tích cấp TP (86 di tích kiến trúc nghệ thuật, 54 di tích lịch sử; trong đó có 79 di tích liên quan đến quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc).

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Quốc Oai khai mạc lễ hội chùa Thầy 2025

Quốc Oai khai mạc lễ hội chùa Thầy 2025

01 Apr, 09:29 PM

Kinhtedothi – Tối 1/4, huyện Quốc Oai tổ chức lễ khai hội chùa Thầy- di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia và khai mạc “Tuần văn hóa du lịch, xúc tiến thương mại huyện Quốc Oai năm 2025”.

Công nhận phù điêu Kala Núi Bà là bảo vật quốc gia

Công nhận phù điêu Kala Núi Bà là bảo vật quốc gia

01 Apr, 02:15 PM

Kinhtedothi - Ngày 1/4, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, UBND tỉnh Phú Yên đã tổ chức lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia phù điêu Kala Núi Bà. Đây là một trong 33 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận bảo vật quốc gia theo Quyết định số 1712/QĐ-TTg ngày 31/12/2024.

Đưa dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh thành đặc sản hút khách du lịch

Đưa dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh thành đặc sản hút khách du lịch

01 Apr, 11:06 AM

Kinhtedothi – Năm 2014, dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, trở thành niềm tự hào của Nhân dân hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh nói riêng, Nhân dân Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, dưới tác động của xu hướng hội nhập, toàn cầu hóa, các bài hát dân ca ví, giặm truyền thống đang đứng trước nguy cơ mai một.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ