Nhà mạng nội chập chững nhập cuộc

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Thị trường dịch vụ OTT (dịch vụ cung cấp nội dung trên nền mạng viễn thông như nhắn tin, gọi điện) trong nước mới đây đã ghi nhận dấu mốc mới của Zalo - dịch vụ OTT của một doanh nghiệp trong nước đạt 10 triệu người dùng, tăng trưởng gấp 10 lần so với thời điểm tháng 3/2013. Trong khi đó, các nhà mạng lớn cũng rục rịch "nhảy" vào thị trường này theo một cách riêng.  Tăng trưởng mạnh mẽ Zalo được xem là điểm sáng nổi bật của ngành công nghệ trong nước khi liên tục tăng trưởng và đạt được những dấu mốc bất ngờ. Nếu tháng 3/2013, Zalo có 1 triệu người dùng, cuối năm 2013 đạt 7 triệu người dùng, đứng sau Viber với 8 triệu người dùng. Đến ngày 20/3/2014, Zalo chính thức cán mốc 10 triệu người dùng cùng 120 triệu tin nhắn trao đổi qua hệ thống mỗi ngày. Với con số  này, Zalo đã phủ sóng 50% thị trường điện thoại thông minh ở Việt Nam.Trong khi đó, đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Zalo là Viber - dịch vụ OTT đến từ Isarel cũng không ngừng tăng trưởng. Viber cho biết họ đã chạm mốc 12 triệu người dùng tại Việt Nam trong tháng 3/2014, cuối năm ngoái con số này là 8 triệu. Cả Viber và Zalo đang vượt xa Line (Nhật Bản), tuy nhiên khác với hai OTT đứng đầu, Line chỉ nhắm vào mảng thương mại như bán sticker, vật phẩm, level cho game. Giới phân tích nhận định, hiện đang có một sự gia tăng ổn định trong các lĩnh vực ứng dụng thương mại di động, các ứng dụng hỗ trợ chăm sóc khách hàng, hệ thống phân phối nội dung di động, và các mô hình thanh toán di động thu hút nhiều người dùng. Sự phát triển này cho phép người dùng di động có cơ hội được trải nghiệm nhiều ứng dụng mới.

Kinhtedothi - Thị trường dịch vụ OTT (dịch vụ cung cấp nội dung trên nền mạng viễn thông như nhắn tin, gọi điện) trong nước mới đây đã ghi nhận dấu mốc mới của Zalo - dịch vụ OTT của một doanh nghiệp trong nước đạt 10 triệu người dùng, tăng trưởng gấp 10 lần so với thời điểm tháng 3/2013. Trong khi đó, các nhà mạng lớn cũng rục rịch "nhảy" vào thị trường này theo một cách riêng. 

Tăng trưởng mạnh mẽ

Zalo được xem là điểm sáng nổi bật của ngành công nghệ trong nước khi liên tục tăng trưởng và đạt được những dấu mốc bất ngờ. Nếu tháng 3/2013, Zalo có 1 triệu người dùng, cuối năm 2013 đạt 7 triệu người dùng, đứng sau Viber với 8 triệu người dùng. Đến ngày 20/3/2014, Zalo chính thức cán mốc 10 triệu người dùng cùng 120 triệu tin nhắn trao đổi qua hệ thống mỗi ngày. Với con số  này, Zalo đã phủ sóng 50% thị trường điện thoại thông minh ở Việt Nam.Trong khi đó, đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Zalo là Viber - dịch vụ OTT đến từ Isarel cũng không ngừng tăng trưởng. Viber cho biết họ đã chạm mốc 12 triệu người dùng tại Việt Nam trong tháng 3/2014, cuối năm ngoái con số này là 8 triệu. Cả Viber và Zalo đang vượt xa Line (Nhật Bản), tuy nhiên khác với hai OTT đứng đầu, Line chỉ nhắm vào mảng thương mại như bán sticker, vật phẩm, level cho game. Giới phân tích nhận định, hiện đang có một sự gia tăng ổn định trong các lĩnh vực ứng dụng thương mại di động, các ứng dụng hỗ trợ chăm sóc khách hàng, hệ thống phân phối nội dung di động, và các mô hình thanh toán di động thu hút nhiều người dùng. Sự phát triển này cho phép người dùng di động có cơ hội được trải nghiệm nhiều ứng dụng mới.
Các nhà mạng đang tích cực triển khai cung cấp ứng dụng OTT. Trong ảnh: Điểm giao dịch của MobiFone trên đường Nguyễn Chí Thanh.     Ảnh: Hải Linh
Các nhà mạng đang tích cực triển khai cung cấp ứng dụng OTT. Trong ảnh: Điểm giao dịch của MobiFone trên đường Nguyễn Chí Thanh. Ảnh: Hải Linh
 
Ông Vương Quang Khải - Phó Tổng Giám đốc Công ty VNG (doanh nghiệp phát triển dịch vụ Zalo) chia sẻ: "Mục tiêu lớn nhất của Zalo là hoàn thiện sản phẩm để mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người sử dụng. Phiên bản Zalo 2.0 với những thay đổi đáng kể về giao diện và tính năng sẽ có mặt trên các kho ứng dụng quốc tế trong tháng 4/2014".   

Nhà mạng tự làm OTT?       

Đối nghịch với sự lớn mạnh không ngừng của các doanh nghiệp OTT là sự sụt giảm nghiêm trọng về doanh thu của nhà mạng khiến các doanh nghiệp viễn thông "đứng ngồi không yên", trong đó, sốt ruột nhất là MobiFone. Nhà mạng này đã âm thầm nộp đơn xin Bộ TT&TT cho phép triển khai cung cấp ứng dụng OTT. Phía Bộ TT&TT cũng xác nhận đang xem xét việc triển khai cung cấp ứng dụng OTT của MobiFone. Nếu được cấp phép, MobiFone sẽ là nhà mạng đầu tiên của Việt Nam triển khai OTT.

Trước đó, ông Nguyễn Đình Chiến - Phó Tổng Giám đốc MobiFone cho biết, MobiFone đã gặp gỡ Viber, Zalo để bàn thảo phương án hợp tác cùng có lợi, tuy nhiên quá trình đàm phán chưa tìm được tiếng nói chung với các OTT. Việc này có thể là một trong những nguyên nhân khiến MobiFone đi đến quyết định chọn cho mình một con đường riêng là tự xin cấp phép triển khai OTT.

Hai nhà mạng lớn còn lại là Viettel và VinaPhone cũng đang có những động thái cho thấy họ đang rất quan tâm tới dịch vụ OTT. Ông Nguyễn Sơn Hải - Phó Trưởng Phòng Kinh doanh của VinaPhone cho hay, nhà mạng này đã đàm phán, tiếp xúc với khá nhiều OTT nhưng chưa có kết quả như mong muốn. Còn phía Viettel chia sẻ hướng kinh doanh của mình là tìm mua các công ty sáng tạo kiểu như doanh nghiệp OTT. 

Tuy nhiên, kể từ khi thông tin MobiFone nộp đơn lên Bộ TT&TT xin cung cấp dịch vụ OTT được Bộ TT&TT xác nhận, các chuyên gia nhận định nhiều khả năng VinaPhone và Viettel đã hoặc sẽ bắt tay vào làm OTT như MobiFone. Sự hăng hái của các nhà mạng báo hiệu thị trường OTT thời gian tới sẽ được khuấy động với nhiều cuộc cạnh tranh gay gắt hơn.

 

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần