Đời sống sinh hoạt của cư dân gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí đối mặt với rủi ro khi chiếc thang còn lại vừa cũ, vừa quá tải.
Bất an chen chân trong thang máyTheo phản ánh của người dân, sáng 12/5, phóng viên Kinh tế & Đô thị đã có mặt tại tòa nhà A3 KĐT Đền Lừ để tìm hiểu sự việc. Tại đây, bà Cù Thị Nghiêm, người dân sống tại phòng 304 cho biết: “Nhà A3 cao 15 tầng, có gần 80 hộ dân, từ khi thang máy thứ hai bị hư hỏng, hầu như toàn bộ dân của tòa nhà dồn sang sử dụng chiếc thang máy duy nhất còn lại khiến nó thường xuyên trong tình trạng quá tải, đặc biệt là vào giờ cao điểm. Chúng tôi cực chẳng đã phải xếp hàng để về nhà, trời lại đang ngày một nắng. Chờ đợi cũng đã thấy phiền toái mà vẫn bất an vì chiếc thang còn lại đang bị mòn cáp và puly. Nếu cứ chạy quá tải như hiện nay, không biết điều gì sẽ xảy ra với tính mạng người sử dụng” – bà Nghiêm lo lắng.Tòa nhà với gần 80 hộ dân nhưng chỉ còn 1 tháng máy để đi lại. |
Ông Hồ Đức Viễn – Tổ trưởng tổ dân phố 85 (nhà A2, A3 Đền Lừ) thông tin thêm, khi xảy ra sự cố, người dân đã báo lên Tổ quản lý nhà KĐT Đền Lừ. Ngày 19/4, Xí nghiệp Quản lý dịch vụ và khai thác KĐT thuộc Công ty TNHH MTV Quản lý và phát triển nhà Hà Nội đã nhận được thông tin. Sau đó đã cử cán bộ chuyên môn xuống kiểm tra và xác nhận thang máy hỏng do cáp tải chính đã bị mòn, sờn, 1 sợi cáp tải chính bị đứt, puly chính bị mòn, sàn cabin bị bục. Tuy nhiên, các đơn vị chưa trả lời cụ thể với cư dân về thời gian khắc phục, sửa chữa thang máy hỏng.
Chậm vì chờ... kinh phíCó mặt tại nhà A3, chúng tôi chứng kiến chiếc thang máy bị hỏng cabin đang treo trên tầng 15. Nhiều thiết bị đã bị hoen gỉ, thậm chí một sợi dây cáp đã sắp đứt. Chiếc thang máy duy nhất đang hoạt động bên trong cũng có nhiều chỗ đã bị hoen gỉ, bong tróc.Khu nhà A - Đền Lừ do Công ty TNHH MTV Quản lý và phát triển nhà Hà Nội quản lý, được đưa vào sử dụng từ năm 2005. Liên quan đến sự cố hỏng thang máy, ông Nguyễn Văn Bằng – Cán bộ phòng Quản lý vận hành, Xí nghiệp Quản lý dịch vụ và khai thác KĐT cho biết, sau khi nhận được phản ánh của người dân, Xí nghiệp đã xuống kiểm tra, tìm hiểu nguyên nhân, ghi nhận hiện trạng và giới thiệu đơn vị sửa chữa. Xí nghiệp đã đưa ra phương án giải quyết cho người dân khi quỹ bảo trì 2% của tòa nhà còn quá ít không đủ chi cho việc sửa chữa. Tuy nhiên, cư dân ở đây không muốn đóng góp nữa mà đề nghị được cấp kinh phí từ ngân sách theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 33 và Khoản 2 Điều 82 của Nghị định số 99/2015/NĐ-CP của Chính phủ.Theo tìm hiểu của phóng viên, để chiếc thang hỏng này hoạt động tốt trở lại phải mất trên 85 triệu đồng, đây là số tiền lớn đối với người dân tái định cư. “Chúng tôi, những hộ gia đình thuộc diện phải di dời, GPMB khi Nhà nước thu hồi nhà, đất khi chuyển đến sinh sống tại các tòa nhà chung cư tái định cư đã khó khăn về kinh tế, nay phải oằn lưng đóng góp các khoản kinh phí để sửa chữa các hạng mục chung của tòa nhà đã xuống cấp là điều không thể, vì thu nhập của hầu hết người dân hiện nay tại tòa nhà rất khó khăn” – ông Hồ Đức Viễn mong mỏi.Sự cố thang máy xảy ra tại nhà A3 KĐT Đền Lừ không phải là vấn đề mới. Do đó, để đảm bảo an toàn, thuận lợi cho việc đi lại của người dân nơi đây, mong các cơ quan chức năng sớm có giải pháp phù hợp, giúp cư dân ở đây khắc phục sự cố thang máy để ổn định cuộc sống.Theo quy định tại Điều 82 của Nghị định số 99/2015, toà nhà A3 sẽ được TP hỗ trợ kinh phí bảo trì phần diện tích, thiết bị thuộc sở hữu chung của nhà chung cư. Kinh phí này được trích từ tiền cho thuê diện tích kinh doanh dịch vụ tầng 1 tại các tòa nhà chung cư tái định cư trên địa bàn TP.Ông Nguyễn Văn Bằng - Cán bộ phòng Quản lý vận hành, Xí nghiệp Quản lý dịch vụ và khai thác KĐT |