Kinhtedothi – Để phục hồi kinh tế, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đề nghị các trường trung cấp, cao đẳng đẩy mạnh hoạt động hợp tác để đưa học sinh, sinh viên (HS, SV) năm cuối đến DN thực hành, thực tập, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh.
Dịch bệnh Covid-19 đang dần được kiểm soát, các hoạt động sản xuất, kinh doanh trở lại trạng thái bình thường mới. Để duy trì ổn định hoạt động đào tạo trong các nhà trường, đồng thời góp phần đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của DN cho phục hồi kinh tế, Tổng cục GDNN – Bộ LĐTB&XH đề nghị các trường trung cấp, cao đẳng tiếp tục đẩy mạnh hoạt động hợp tác giữa để đưa HS, SV năm cuối đến DN thực hành, thực tập; đồng thời tham gia vào các hoạt động hỗ trợ sản xuất, kinh doanh của DN.
Tổng cục Giaos dục nghề nghiệp đề nghị các trường trung cấp, cao đẳng tiếp tục đẩy mạnh hợp tác giữa để đưa học sinh, sinh viên năm cuối đến doanh nghiệp thực hành, thực tập và hỗ trợ sản xuất, kinh doanh.
Để thực hiện những nội dung này đạt kết quả, các trường trung cấp, cao đẳng lựa chọn DN đối tác có điều kiện phù hợp về nhu cầu sử dụng lao động, ngành nghề, địa điểm sản xuất, kinh doanh và đảm bảo chất lượng cho việc thực hành, thực tập để phối hợp liên kết đào tạo, đưa HS, SV năm cuối đến thực hành, thực tập.
Việc tổ chức thực hành, thực tập tại DN được thực hiện linh hoạt nhưng phải đảm bảo đúng quy định và bám sát mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo. Các nội dung lý thuyết được thực hiện ở trường, trực tuyến hoặc kết hợp trực tiếp; hoặc thực hiện trực tiếp tại DN nếu có đủ điều kiện cho giảng dạy.
Thời gian thực hành, thực tập sản xuất tại DN do nhà trường thống nhất với DN trong hợp đồng liên kết đào tạo. Việc tổ chức thi kết thúc môn học, mô đun và thi tốt nghiệp có thể được thực hiện tại DN nếu đáp ứng được các điều kiện đảm bảo chất lượng và tuân thủ quy trình tổ chức thi theo quy định.
Đối với chương trình đào tạo được thực hiện theo phương thức tích lũy mô đun hoặc tín chỉ, trong quá trình thực tập tại DN, khi HS, SV đã tích lũy đủ số mô đun, tín chỉ theo quy định, các trường tổ chức xét công nhận tốt nghiệp ngay cho người học để đảm bảo quá trình làm việc của HS, SV không bị gián đoạn.
Kinhtedothi – Số ca mắc Covid-19 tăng nhanh trong những ngày gần đây, nên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đã chuyển dạy học trực tiếp sang online đối với những môn học lý thuyết, chia nhỏ sĩ số lớp để tổ chức thực hành, lên kịch bản các giải pháp ứng phó.
Kinhtedothi – Khi các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) được dạy chương trình giáo dục thường xuyên (GDTX) cấp THPT sẽ có điều kiện để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình; cũng như thu hút được thêm số học sinh tốt nghiệp THCS vừa học nghề vừa học văn hóa.
Kinhtedothi – Trường THPT Khoa học giáo dục (HES) thuộc Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội vừa thông báo tuyển sinh lớp 10. Theo đó, năm học 2025 – 2026, trường tuyển 400 chỉ tiêu trên phạm vi toàn quốc, qua 2 phương thức.
Kinhtedothi - Chiều ngày 6/4, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, Thứ trưởng Thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng đã thông tin chính thức về việc “học sinh cấp THCS, THPT sẽ phải học 2 buổi/ngày” đang gây xôn xao dư luận.
Kinhtedothi - Năm học 2025 – 2026, Trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) tuyển tổng 760 chỉ tiêu, tăng mạnh so với năm trước; trong đó lớp 6 tuyển 320 chỉ tiêu, lớp 10 tuyển 440 chỉ tiêu.
Kinhtedothi - Năm 2025, nhiều ngân hàng thực hiện tái cơ cấu nguồn nhân lực, ứng dụng trí tuệ nhân tạo để có hiệu suất lao động cao hơn, đội ngũ lao động chất lượng hơn. Việc này khiến nhiều sinh viên ngành Tài chính - Ngân hàng lo lắng cánh cửa cơ hội việc làm sẽ hẹp lại.