Nhà văn Nguyễn Khắc Trường - tác giả "Mảnh đất lắm người nhiều ma" qua đời
Nhà văn Nguyễn Khắc Trường, bút danh khác là Thao Trường, sinh ngày 6/7/1946 tại xã Bình Sơn, huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên. Năm 1965, ông nhập ngũ, phục vụ trong Quân chủng Phòng không – Không quân. Sau giải phóng, năm 1979, ông học khoá I Trường đại học viết văn Nguyễn Du. Sau khi tốt nghiệp Trường viết văn Nguyễn Du, ông chuyển về làm biên tập viên văn xuôi tại tạp chí Văn nghệ Quân đội. Năm 1993 ông chuyển ngành với quân hàm Trung tá, về công tác tại tổ văn xuôi của báo Văn nghệ rồi làm Phó Tổng biên tập Báo Văn Nghệ. Năm 2003, ông chuyển sang làm Phó giám đốc, Tổng biên tập Nhà xuất bản Hội nhà văn đến năm 2009 thì nghỉ hưu, chuyển sang làm Chủ tịch Hội đồng Văn xuôi của Hội nhà văn Việt Nam. Ông được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học & Nghệ thuật đợt 2 năm 2007.
Nhà văn từng ra mắt nhiều hồi ký, truyện về bộ đội, như "Cửa khẩu" (tập truyện vừa, 1972), "Thác rừng" (tập truyện ngắn, 1976), "Miền đất mặt trời" (1982). Tiểu thuyết "Mảnh đất lắm người nhiều ma" (1990) là một trong những tác phẩm xuất sắc của ông về đề tài nông thôn Việt Nam, giành giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1991, được chuyển thể thành phim "Đất và người" do Nguyễn Hữu Phần, Phạm Thanh Phong đạo diễn, ra mắt năm 2002.
Theo Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều, "Mảnh đất lắm người nhiều ma" là một tác phẩm đóng đinh vào nền văn học Việt Nam đương đại. Những gì ông viết trong tác phẩm này giống như một lời tiên tri về một thế giới chúng ta đang sống. Một thế giới người và ma lẫn lộn. Ma hiện hình trong cả những nơi chúng ta không hề nghĩ tới.
"Tôi có may mắn là chuyển về Báo Văn nghệ cùng ngày với ông và được làm việc với ông nhiều năm. Ông sống giản dị, trung thực. Người ta không tìm được những lời hoa mỹ, sáo mòn của ông trong cuộc sống hàng ngày. Đúng sai, hay dở luôn rành mạch trong con người ông. Nhiều lúc, ông như một tảng đá lớn mà khó ai có thể lay chuyển. Ông là một nhà văn tài năng và nhân cách mà tôi luôn kính trọng.Xin cúi đầu đưa tiễn ông về miền mây trắng. Xin cám ơn ông về những gì ông đã sống và đã viết cho cuộc đời này", Chủ tịch Hội Nhà văn chia sẻ.

Hải Phòng: nhà văn hoá tiền tỷ xuống cấp do không hoạt động
Kinhtedothi - Nhà văn hoá xã Lâm Động được xây dựng từ năm 2015 trên khu đất rộng hơn 400 m2 từng được kỳ vọng là công trình đẹp nhất nhì trong các nhà văn hoá tại huyện Thuỷ Nguyên, Hải Phòng. Thế nhưng, công trình này lại bị bỏ hoang nhiều năm nay...

Hải Phòng: nhà văn hoá sẽ trở thành nơi sinh hoạt phục vụ cho người dân
Kinhtedothi - Nhà văn hoá xã Lâm Động, huyện Thuỷ Nguyên, Hải Phòng sẽ được UBND huyện giao cho chính quyền địa phương cải tạo, chỉnh trang phù hợp với xu thế phát triển hiện đại, nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt, văn hoá của người dân trong thời gian tới.

Nhà văn hóa lớn, hết lòng vì sự phát triển của nền văn hóa Việt Nam
Là một nhà văn hóa lớn, một tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng, Tổng Bí thư luôn để lại ấn tượng sâu sắc về khí chất, cốt cách của một con người - một nhân cách văn hóa cao đẹp.