Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Tái định hình chuỗi cung ứng toàn cầu:

Nhận diện xu hướng, thách thức và giải pháp cho Việt Nam

Đức Toàn
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 17/10/2024 được sự chỉ đạo của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức Diễn đàn: Tái định hình chuỗi cung ứng năng lượng toàn cầu: Nhận diện xu hướng, thách thức và giải pháp cho Việt Nam

Diễn đàn  được tổ chức tại Khách sạn du Parc Hà Nội, 84 Trần Nhân Tông, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Chương trình có Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS) đã đồng hành cùng với Diễn đàn.

Diễn đàn góp phần nhận diện xu hướng, thách thức và đưa ra các giải pháp cho Việt Nam thúc đẩy phát triển ngành năng lượng, đặc biệt là năng lượng tái tạo, năng lượng xanh, đạt được các mục tiêu phát triển bền vững trong thời gian tới.

Nhận diện xu hướng, thách thức và giải pháp cho Việt Nam - Ảnh 1

Trong bối cảnh toàn cầu đang phải đối mặt với nhiều thách thức chưa từng có về biến đổi khí hậu và an ninh năng lượng thì việc tăng tốc phát triển năng lượng tái tạo là vấn đề thực sự cấp bách. Nhiều nước trên thế giới đang nỗ lực thực hiện chiến lược nhằm đa dạng hóa nguồn năng lượng, theo hướng ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo, tích cực chuyển đổi năng lượng, hướng đến tương lai phát triển bền vững, giảm sự phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu hóa thạch. 

Việt Nam cũng không ngoại lệ. Là nền kinh tế có độ mở lớn, chịu sự ràng buộc trên nhiều phương diện bởi thị trường quốc tế, Việt Nam chịu ảnh hưởng không nhỏ từ xu hướng chuyển dịch năng lượng toàn cầu. Sự cấp thiết của chuyển dịch sang năng lượng tái tạo không chỉ do những tác động bên ngoài, mà ngay trong nước cũng có những điều kiện thuận lợi để phát triển. 

Trong những năm qua, tầm nhìn về một tương lai bền vững và phát triển ngày càng quan trọng trong việc chuyển đổi hệ thống năng lượng, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách thúc đẩy phát triển, chuyển dịch năng lượng, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Sự phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam đã ghi nhận những bước tiến đáng kể, nhờ cơ chế, chính sách khuyến khích của Nhà nước. Đặc biệt, tại Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu, trong đó khẳng định quyết tâm thực hiện cam kết phát thải ròng bằng không vào năm 2050. Thủ tướng đã kêu gọi các bên cần có sự phối hợp tốt hơn, các nước phát triển cần phải tiếp tục hỗ trợ các nước đang phát triển đặc biệt là về tài chính và chuyển giao công nghệ, để các nước đang phát triển có đủ nguồn lực cũng như năng lực trong thích ứng với biến đổi khí hậu và chuyển đổi năng lượng. 

Tại Việt Nam, thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ về thúc đẩy, phát triển các nguồn năng lượng sạch để đảm bảo cho việc cung ứng điện, thúc đẩy phát triển xanh, bền vững, thì bên cạnh những chính sách phù hợp, chúng ta cần có các nghiên cứu khoa học, sáng tạo về kỹ thuật, công nghệ và những kinh nghiệm của quốc tế trong chuyển dịch năng lượng. 

Bên cạnh đó, nhà nước có thể cân nhắc tính phù hợp của các cơ chế khuyến khích khác nhau, chẳng hạn như miễn giảm thuế, trợ giá hoặc tài trợ, miễn thuế nhập khẩu, ưu đãi thuê đất hoặc các biện pháp khuyến khích dựa trên hiệu suất cho sự phát triển chuỗi cung ứng. Thúc đẩy quan hệ đối tác để tạo ra các mô hình tài chính cung cấp các tùy chọn đầu tư dài hạn và giảm rủi ro tài chính cho dự án. Đối với thủ tục hành chính, cần đẩy nhanh quá trình thẩm định cho vay từ ngân hàng, đối với dự án mới. 

Các dự án thuộc cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA) tăng cường khung pháp lý để hoàn thiện thị trường điện cạnh tranh, các quy định về DPPA và khuyến khích sự tham gia với các bên liên quan để giải quyết các thắc mắc và đơn giản hóa việc tham gia mô hình DPPA của các nhà phát triển dự án và các đơn vị sử dụng điện lớn. Có các gói ưu đãi cho các công ty đầu tư, sản xuất vào năng lượng tái tạo, thúc đẩy liên doanh và phát triển chuỗi cung ứng năng lượng mới…