Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nhân lực thương mại điện tử chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn

Kinhtedothi - Giai đoạn 10 năm 2016 – 2025, thương mại điện tử bước vào giai đoạn phát triển nhanh và ổn định. Bất cập là dù 95% sinh viên tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp.

Đó là thông tin do Hiệp hội Thương mại Điện tử (VECOM) công bố báo cáo Đào tạo Thương mại điện tử (TMĐT) tại các trường đại học 2022, ngày 24/8.

Toàn cảnh sự kiện. Ảnh: Khắc Kiên

95% sinh viên có việc sau khi tốt nghiệp

Theo Phó Chủ tịch VECOM Bùi Trung Kiên, đơn vị đã phối hợp với hơn 130 trường đại học để khảo sát về thực trạng đào tạo ngành TMĐT trong các trường đại học hiện nay, bao gồm các lĩnh vực như công tác giảng dạy, giáo trình, trang thiết bị, việc kết hợp với các doanh nghiệp để đảm bảo “đầu ra” có việc làm…

Kết quả cho thấy, nhu cầu nhân lực của ngành TMĐT rất lớn dẫn đến xu hướng các trường đại học đào tạo ngành này tăng nhanh. Trước 2016, có khoảng 23% các trường có đào tạo TMĐT; năm 2020 đã tăng lên 49%; đặc biệt từ 2021 đến nay là 28%. Nội dung các học phần chủ yếu về Marketing số, thanh toán điện tử, thanh toán trực tuyến, chuỗi cung ứng logisics,… 

Cũng theo báo cáo, trong số 132 trường khảo sát thì 36 trường đào tạo TMĐT trình độ đại học, 36 trường đào tạo chuyên ngành TMĐT; 53 trường đào tạo môn TMĐT.

Vì thế, việc tuyển sinh cũng vô cùng thuận lợi, thu hút được sinh viên đầu vào chất lượng khá với điểm chuẩn tuyển sinh tương đối cao. Nhiều sinh viên tìm được việc làm khi chưa tốt nghiệp và phần lớn sinh viên làm việc đúng ngành đào tạo sau khi ra trường với mức lương hấp dẫn.

TS Nguyễn Trần Hưng - Trưởng khoa Hệ thống Thông tin Kinh tế và TMĐT (Trường Đại học Thương mại) chia sẻ, 95% sinh viên ngành TMĐT của trường sau khi tốt nghiệp đã có việc làm ngay. Thậm chí, các sinh viên có việc làm ngay khi còn đang học năm thứ 3.

Điều này phản ánh được nhu cầu nhân lực của ngành này rất lớn hiện nay và trong cả tương lai. Sở dĩ có được tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm cao vì Đại học Thương mại là một trong các trường tiên phong về đào tạo TMĐT từ năm 2006. Nội dung đào tạo của trường gắn với thực tiễn chứ không nghiêng về lý thuyết.

Đào tạo “vừa thiếu, vừa yếu”

Tuy vậy, một trong những thách thức trong vấn đề đào tạo TMĐT ở các trường đại học hiện nay, đó là đội ngũ giảng viên “vừa thiếu, vừa yếu”. Lý do được ông Nguyễn Thành Hưng (Hội đồng Tư vấn cấp cao về TMĐT) lý giải, do tốc độ của ngành TMĐT phát triển quá nhanh.

Các sinh viên trường Đại học EDX chia sẻ tại buổi học về TMĐT.  Ảnh: Hoàng ANh

Trong bối cảnh đó, tốc độ đào tạo cũng tăng nhanh. Song, hiện số lượng giảng viên chỉ đủ đáp ứng quy định ở mức tối thiểu. Có nhiều trường còn chưa đủ giáo viên, hoặc đủ rồi nhưng so với nhu cầu đào tạo thì chưa đáp ứng được..

Chính vì thế, để đạt được mục tiêu 50% cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp triển khai đào tạo TMĐT theo Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT quốc gia giai đoạn 2021 – 2025, cần chú  tới vấn đề đào tạo đội ngũ giảng viên cả về số lượng và chất lượng.

Bên cạnh đó, học liệu phục vụ đào tạo TMĐT chưa đáp ứng đòi hỏi giảng dạy và học tập. Có tới 67% các trường đại học sử dụng giáo trình của nước ngoài. Việc hợp tác trong đào tạo TMĐT còn mờ nhạt ở mọi hình thức, dù là hợp tác giữa các trường đại học, giữa các trường với các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị nghiên cứu khoa học, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, hay giữa nhà trường với doanh nghiệp.

Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử năm 2020 và 2022 đã nhấn mạnh nguồn nhân lực chất lượng cao về TMĐT tại hàng triệu doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng như các hộ kinh doanh trên cả nước là một trong các yếu tố quyết định tới sự phát triển nhanh và bền vững của TMĐT nước ta trong giai đoạn tới. Kênh chủ yếu để đào tạo nguồn nhân lực TMĐT chuyên nghiệp, chất lượng cao là các trường đại học.

Tại sự kiện, các chuyên gia đều nhấn mạnh việc cần thiết thành lập Mạng lưới các cơ sở đào tạo TMĐT để bồi dưỡng giảng viên, chia sẻ phương pháp giảng dạy, nhanh chóng nâng cao chất lượng học liệu TMĐT tử; đẩy mạnh hoạt động định hướng nghề nghiệp, phổ biến tuyên truyền về ngành; kết nối doanh nghiệp,…

Siết chặt quản lý các sàn thương mại điện tử

Siết chặt quản lý các sàn thương mại điện tử

Thương mại điện tử giúp doanh nghiệp hồi sinh sau đại dịch

Thương mại điện tử giúp doanh nghiệp hồi sinh sau đại dịch

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Diễn đàn xác lập mô hình tăng trưởng mới giai đoạn 2026–2030, định hướng đến 2045

Diễn đàn xác lập mô hình tăng trưởng mới giai đoạn 2026–2030, định hướng đến 2045

07 Jul, 02:21 PM

Kinhtedothi - Trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước, giai đoạn 2026 – 2030 được Đảng và Nhà nước nhận định là giai đoạn đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội. Xác lập mô hình tăng trưởng mới không chỉ là yếu tố cấp thiết mà còn là bước đi xác định phương hướng, chiến lược cho tương lai lâu dài.

EVNNPC: Hoàn thành tốt nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2025

EVNNPC: Hoàn thành tốt nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2025

07 Jul, 01:41 PM

Kinhtedothi - Trong 6 tháng đầu năm 2025, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch do EVN giao, đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định, liên tục phục vụ phát triển kinh tế – xã hội và đời sống nhân dân tại 27 tỉnh, thành phố miền Bắc.

DBV đánh dấu giai đoạn phát triển chiến lược với thương hiệu mới

DBV đánh dấu giai đoạn phát triển chiến lược với thương hiệu mới

05 Jul, 04:26 PM

Kinhtedothi - Công ty CP Tập đoàn Bảo hiểm DBV (DBV) đã tổ chức “Lễ công bố thương hiệu mới”. Sự kiện đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc toàn diện và chuyển mình trở thành một trong những doanh nghiệp (DN) bảo hiểm phi nhân thọ hàng đầu tại Việt Nam.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ