Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nhập nhèm tên gọi “trường quốc tế”

Kinhtedothi - Đánh vào tâm lý muốn tìm trường có cơ sở vật chất tốt, có môi trường quốc tế, được học với giáo viên nước ngoài… đã có không ít trường phổ thông tự gắn cho mình cái mác “quốc tế” nhằm thu hút học sinh. Các chuyên gia giáo dục khuyến cáo, phụ huynh cần cân nhắc, tìm hiểu kỹ trước khi cho con vào học, đừng để bị đánh lừa bởi tên gọi.
Học sinh trường Gateway sau giờ học. Ảnh: Phạm Hùng
Tự gắn mác cho trường
Cổng thông tin chính thức của nhà trường, Gateway tự giới thiệu là có khát vọng mang đến cho cộng đồng Việt Nam một hệ thống giáo dục hiện đại, trường học kiểu Mỹ, đẳng cấp thế giới. Nhưng lãnh đạo quận Cầu Giấy khẳng định, trên địa bàn quận không có trường quốc tế, kể cả trường Gateway, đó là do nhà trường tự gắn mác “quốc tế” để thu hút học sinh.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, trường phổ thông liên cấp Gateway cũng như nhiều trường có tên quốc tế khác trên cả nước không hề được pháp luật công nhận là trường quốc tế. Để tìm hiểu thêm về câu chuyện này, phóng viên Kinh tế & Đô thị đã liên lạc với lãnh đạo trường Tiểu học quốc tế Thăng Long (Khu đô thị Bắc Linh Đàm, phường Đại Kim, Hoàng Mai). Khi được hỏi, tiêu chuẩn nào để trường được công nhận “quốc tế”, đại diện trường này khẳng định, đó là do "tự trường đặt tên như vậy, chứ không phải trường quốc tế". Và trường cũng không đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế mà theo chương trình của Bộ GD&ĐT; ngoài ra, chương trình học tiếng Anh theo tiêu chuẩn của nhà trường. Năm học 2019 - 2020, trường bắt đầu triển khai đào tạo chương trình song ngữ.

Có thể nói, không khó để tìm kiếm thông tin về các “trường quốc tế” trên mạng internet với các lời giới thiệu hoa mỹ và mức học phí từ cao đến rất cao.

Chưa có định nghĩa về trường quốc tế

Theo Nghị định 86/2018/NĐ-CP, các trường quốc tế sẽ được tiếp nhận tới gần 50% học sinh người Việt Nam theo học chương trình nước ngoài.

Việc phân biệt "trường quốc tế" dựa vào 2 yếu tố là chương trình và người học. Trong đó, chương trình dạy phải là chương trình chuẩn quốc tế, được quốc tế công nhận; Người học đa dạng, đa quốc gia, đa quốc tịch. Chất lượng trường quốc tế được đánh giá dựa vào chương trình giảng dạy, giáo trình, đội ngũ giáo viên, học sinh, bằng cấp và môi trường học tập. Cụ thể, chương trình giảng dạy là những chương trình được các nước trên toàn thế giới công nhận. Về giáo trình của trường quốc tế được nhập nguyên bản từ nước ngoài, gồm những môn học: Ngoại ngữ, các môn học Xã hội, Khoa học Tự nhiên, Toán và các môn Nghệ thuật. Đội ngũ giáo viên tại các trường quốc tế là giáo viên người bản ngữ hoặc đa quốc tịch có trình độ được công nhận quốc tế (TESOL, TEFL hoặc CELTA). Về bằng cấp: Có giá trị quốc tế, được công nhận rộng rãi tại các trường đại học trên toàn thế giới.

Tại Hà Nội, các trường quốc tế do các cơ quan ngoại giao thành lập là trường Liên Hiệp Quốc UNIS, trường Trung học Alexandre Yersin (thuộc Đại sứ quán Pháp), trường của Đại sứ quán Nhật, Hàn Quốc, Nga… Các trường có vốn đầu tư của nước ngoài như Kinderworld/SIS (của Singapore), Horizon (Thổ Nhĩ Kỳ)… hay trường có vốn đầu tư Việt Nam nhưng dạy theo chương trình nước ngoài như BIS & BVIS, trường quốc tế Hà Nội… Ngoài ra, có trường mang danh "quốc tế" nhưng dạy kết hợp cả chương trình Việt Nam và chương trình nước ngoài mà Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài vào lĩnh vực giáo dục. Trong đó có quy định, tên các trường có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm các yếu tố cấu thành được sắp xếp theo trật tự: “Trường”, “Cấp học hoặc trình độ đào tạo” và tên riêng.

Về tên gọi trường quốc tế, đại diện Bộ GD&ĐT cho biết, ở Việt Nam, chưa có văn bản nào định nghĩa về trường quốc tế. Vị này khuyến cáo, phụ huynh khi chọn trường cho con, nên tìm hiểu kỹ, đặc biệt quan tâm tới chương trình đào tạo, còn tên gọi không thể hiện được chất lượng của trường.
Theo TS Lê Viết Khuyến - nguyên Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT, tên gọi "trường quốc tế" hiện nay đang được "lạm dụng", hầu hết đều do nhà trường tự đặt tên, "kiểu cha mẹ đặt tên cho con trong giấy khai sinh". Việc tự phong "trường quốc tế" nhằm thu hút phụ huynh, học sinh. Dù mức thu các trường có tên quốc tế rất cao, nhưng phụ huynh thì ngộ nhận rằng chính con họ đang học trường quốc tế nên không ngại đầu tư. TS Lê Viết Khuyến cũng khuyến cáo, phụ huynh lựa chọn trường cho con cần tìm hiểu, cân nhắc kỹ, tránh bị tên gọi đánh lừa.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Sức hút đặc biệt của ngành giáo dục mầm non

Sức hút đặc biệt của ngành giáo dục mầm non

12 Jul, 05:01 AM

Kinhtedothi - Giáo dục mầm non là một ngành sư phạm đặc thù bởi đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục chính là trẻ em - những mầm xanh tương lai của đất nước. Tuy là ngành học đòi hỏi nhiều tâm sức và đặc biệt vất vả, nhưng sức hút của nghề này lại vô cùng mạnh mẽ theo cách rất riêng.

Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?

Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?

11 Jul, 09:33 PM

Kinhtedothi - Ngày 11/7, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm với chủ đề "Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?" nhằm nhận diện những điểm nghẽn, thách thức và cơ hội trong quá trình đổi mới giáo dục đại học.

Bắc Ninh rà soát nhu cầu chuyển trường cho con cán bộ, công chức sau sáp nhập hành chính

Bắc Ninh rà soát nhu cầu chuyển trường cho con cán bộ, công chức sau sáp nhập hành chính

11 Jul, 03:40 PM

Kinhtedothi - Nhằm chuẩn bị tốt cho năm học mới 2025-2026, đặc biệt trong bối cảnh thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Bắc Ninh đang khẩn trương rà soát nhu cầu chuyển trường cho con em cán bộ, công chức, viên chức và người lao động về học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn phường Bắc Giang.

Miễn học phí, hỗ trợ bữa trưa: phụ huynh vơi gánh nặng

Miễn học phí, hỗ trợ bữa trưa: phụ huynh vơi gánh nặng

10 Jul, 05:43 PM

Kinhtedothi - Năm học 2025 – 2026 là một năm học đặc biệt với học sinh cả nước khi trẻ mầm non, học sinh phổ thông được miễn học phí. Với học sinh tiểu học tại Thủ đô, sự đặc biệt càng nhân lên khi từ năm học này, các em còn được TP hỗ trợ bữa ăn bán trú.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ