Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nhập siêu tăng, xuất siêu giảm

Kinhtedothi - Trong quan hệ buôn bán với nước ngoài, Việt Nam đã chuyển vị thế từ xuất siêu sang nhập siêu trong 9 tháng năm nay.
Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu tăng, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) xuất siêu giảm.

Tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước tăng 9,2%, tuy tốc độ tăng còn thấp hơn kế hoạch, nhưng về kim ngạch tuyệt đối đã tăng 10,13 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.
Nguồn: Tổng cục Hải quan, Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài gồm cả dầu khí.
Nguồn: Tổng cục Hải quan, Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài gồm cả dầu khí.
Theo khu vực, trong khi khu vực kinh tế trong nước giảm 3%, nên tỷ trọng trong tổng số đã giảm so với cùng kỳ (29,6% so với 33,1%); về kim ngạch tuyệt đối đã giảm gần 1,1 tỷ USD; khu vực có vốn FDI tăng 15,2%, hay tăng 11,22 tỷ USD, nên tỷ trọng của khu vực này đã cao lên (từ 66,9% lên 70,6%). Vấn đề đặt ra là trong khi khu vực có vốn FDI tranh thủ thời cơ mở cửa hội nhập để đẩy mạnh xuất khẩu, thì khu vực kinh tế trong nước không những chưa tranh thủ được thời cơ, mà còn bị giảm.

Theo mặt hàng, mới qua 9 tháng đã có 23 mặt hàng đạt trên 1 tỷ USD, tăng 2 mặt hàng (sắn và nguyên phụ liệu). Cơ cấu mặt hàng có sự chuyển dịch: Các mặt hàng có kỹ thuật công nghệ cao hơn (như điện thoại, máy tính, máy ảnh và máy quay phim), các mặt hàng sử dụng nhiều lao động hơn (như may mặc, giày dép, túi xách, ví, mũ, va li, ô dù...) tăng với tốc độ cao hơn.

Theo địa bàn, đã có 16 tỉnh, TP đạt trên 1 tỷ USD, trong đó đáng lưu ý có Thái Nguyên vượt lên đứng thứ 4 với trên 12 tỷ USD. Theo thị trường, đã có 28 thị trường đạt trên 1 tỷ USD.

Do nhập khẩu tăng cao hơn xuất khẩu, nên Việt Nam đã chuyển từ vị thế xuất siêu trong 9 tháng năm 2014 (2,61 tỷ USD) sang nhập siêu trong 9 tháng năm nay (4,03 tỷ USD). 

Theo khu vực, khu vực kinh tế trong nước đã nhập siêu tăng (từ 10,27 tỷ USD lên 15,49 tỷ USD); khu vực có vốn FDI vẫn xuất siêu, nhưng mức xuất siêu đã bị giảm (từ 12,88 tỷ USD xuống còn 11,46 tỷ USD). 

Theo thị trường, những thị trường xuất siêu lớn (trên 1 tỷ USD) là: Mỹ (18,38 tỷ USD), Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất 4,2 tỷ USD, Hongkong (Trung Quốc) 4,09 tỷ USD, Hà Lan 2,94 tỷ USD... Một số thị trường nhập khẩu lớn (Trung Quốc 24,28 tỷ USD, Hàn Quốc 14,61 tỷ USD, Đài Loan (Trung Quốc) 4,05 tỷ USD, Thái Lan 3,41 tỷ USD, Singapore 2,16 tỷ USD).
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bà Cao Thị Hòa An được chỉ định giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh Đắk Lắk

Bà Cao Thị Hòa An được chỉ định giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh Đắk Lắk

02 Jul, 08:25 PM

Kinhtedothi - Chiều 2/7, HĐND tỉnh Đắk Lắk khóa X (nhiệm kỳ 2021 - 2026) đã tổ chức Kỳ họp thứ nhất và đã công bố nghị quyết của Quốc hội về việc chỉ định Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Cao Thị Hòa An làm chủ tịch HĐND tỉnh. Các ông Trần Phú Hùng, Đỗ Thái Phong được chỉ định giữ chức Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.

Phú Thọ: người dân đến trung tâm hành chính công giải quyết thủ tục tăng cao sau sáp nhập

Phú Thọ: người dân đến trung tâm hành chính công giải quyết thủ tục tăng cao sau sáp nhập

02 Jul, 02:28 PM

Kinhtedothi - Sau thời điểm sáp nhập các đơn vị hành chính, lượng người dân đến làm thủ tục tại các Trung tâm phục vụ Hành chính công trên địa bàn tỉnh Phú Thọ tăng đột biến. Tuy nhiên, công tác tiếp nhận, xử lý hồ sơ vẫn được triển khai hiệu quả, không xảy ra tình trạng quá tải hay lộn xộn.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ