Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nhật Bản: Hàng loạt nhà máy đóng cửa sau động đất

KTĐT - Sony phải đóng cửa toàn bộ 6 nhà máy ở vùng Đông Bắc và được xem là hãng chịu thiệt hại nặng nề nhất sau trận động đất và sóng thần hôm qua. Toyota, Nissan và Honda cũng phải chịu những thiệt hại tương tự.

KTĐT - Sony phải đóng cửa toàn bộ 6 nhà máy ở vùng Đông Bắc và được xem là hãng chịu thiệt hại nặng nề nhất sau trận động đất và sóng thần hôm qua. Toyota, Nissan và Honda cũng phải chịu những thiệt hại tương tự.

Ngay sau trận động đất mạnh nhất từng được ghi nhận trong lịch sử nước Nhật hôm qua, nhiều chuyên gia đã dự báo về khả năng đình đốn sản xuất trên diện rộng tại nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới.

Theo báo cáo ban đầu từ các doanh nghiệp lớn, Sony được xem là chịu thiệt hại nặng nhất khi phải dừng sản xuất hoàn toàn tại 6 nhà máy của hãng đặt tại khu vực Đông Bắc Nhật: 4 tại tỉnh Miyagi và 2 tại Fukushima. Đây là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nhất từ trận động đất.

"Hoạt động sản xuất tại tất cả các nhà máy nói trên đều đã bị đình lại. Chúng tôi hiện chưa rõ khi nào các nhà máy này có thể mở cửa trở lại. Điều này còn phụ thuộc vào những thiệt hại mà trận động đất vừa rồi gây ra cũng như khả năng xảy ra những dư chấn tiếp theo”, Sue Tanaka - đại diện truyền thông của Sony cho biết.

Tương tự như Sony, Toyota Motors cũng phải đóng cửa 3 nhà máy do thiệt hại từ trận động đất cũng như gián đoạn nguồn cung phụ tùng lắp ráp xe từ các đối tác. Nissan cho biết đã phải đóng cửa 4 nhà máy cùng với 2 công nhân bị thương. Trong khi đó, Honda cũng phải dừng sản xuất tái 2 nhà máy. Tuy nhiên, thiệt hại về người của hãng này là nghiêm trọng nhất với một công nhân tử vong và 30 người bị thương.

Theo đánh giá của giới phân tích, tuy đạt kỷ lục về sức công phá nhưng quy mô thiệt hại của trận động đất và sóng thần hôm qua tại Nhật không nghiêm trọng bằng động đất tại Kobe năm 1995. Tại trận động đất năm đó, đã có 6.400 người chết và 300.000 người mất nhà cửa. Thiệt hại về kinh tế khoảng 10.000 tỷ yen (tương đương khoảng 100 tỷ USD vào thời điểm đó).

Nếu phải so sánh, các chuyên gia cho rằng mức độ thiệt hại lần này sẽ ngang ngửa với những gì đã xảy ra năm 2004 tại Niigata, với thiệt hại kinh tế khoảng 30 tỷ USD. GDP của Nhật đã giảm 0,4% ngay sau đó nhưng lại phục hồi khá nhanh, tăng 1% trong vòng 6 tháng sau đó.

Thống kê sơ bộ thiệt hại của các doanh nghiệp lớn tại Nhật

Công tyThiệt hại
SonyĐóng cửa 6 nhà máy
Toyota MotorsĐóng cửa 3 nhà máy
CanonChưa báo cáo thiệt hại
Nippon TelephoneKhó liên lạc đến một số khu vực (gồm cả Tokyo)
Nissan MotorsĐóng cửa 4 nhà máy, 2 người bị thương
Honda MotorsĐóng cửa 2 nhà máy, một người chết, 30 bị thương
PanasonicThiệt hại tài sản, một số công nhân bị thương nhẹ
Fuji IndustriesĐóng cửa 5 nhà máy
SapporoThiệt hại tài sản tại các nhà máy ở Sendai và Chiba
East Japan RailwayDừng giao thông đường sắt tại khu vực Tokyo
NTT DoCoMoNgừng cung cấp dịch vụ điện thoại di động

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
GDP nhiều nền kinh tế châu Á tăng trưởng bất chấp bất ổn toàn cầu

GDP nhiều nền kinh tế châu Á tăng trưởng bất chấp bất ổn toàn cầu

15 Jul, 04:11 PM

Kinhtedothi – Trong bối cảnh thương mại toàn cầu biến động bởi rào cản thuế quan mới từ Mỹ và căng thẳng địa chính trị leo thang, một số nền kinh tế lớn tại châu Á vẫn ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng. Trung Quốc, Ấn Độ và Singapore nổi bật với khả năng duy trì đà phục hồi, bất chấp nhiều sức ép từ bên ngoài.

Mỹ tiên phong "khai tử" màu thực phẩm

Mỹ tiên phong "khai tử" màu thực phẩm

15 Jul, 10:48 AM

Kinhtedothi – Hơn 40 hãng sản xuất kem lớn tại Mỹ vừa tuyên bố sẽ loại bỏ hoàn toàn phẩm màu nhân tạo khỏi sản phẩm trước năm 2028, đánh dấu bước đi mới trong xu hướng thực phẩm “sạch màu” đang trở nên phổ biến tại nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ