Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nhật Bản: Lại trì hoãn thông qua dự luật an ninh

Kinhtedothi - Phe đối lập trong Quốc hội Nhật Bản đã thành công trong việc trì hoãn cuộc bỏ phiếu của Thượng viện nhằm thông qua dự luật an ninh gây tranh cãi vào ngày 17/9.
Trước đó vào tháng 7, Hạ viện đã thông qua dự luật gây tranh cãi này trong khi đảng Dân chủ tự do (LDP) nỗ lực thúc đẩy Thượng viện thông qua với mục tiêu ban hành luật vào ngày mai (18/9). Tuy nhiên những nỗ lực này đã bị chặn đứng do liên minh cầm quyền thất bại trong phiên tranh luận cuối vào tối 16/9 vừa qua.
Thủ tướng Nhật Bản Abe một lần nữa thất bại trong việc thúc đẩy Quốc hội thông qua dự luật an ninh.
Thủ tướng Nhật Bản Abe một lần nữa thất bại trong việc thúc đẩy Quốc hội thông qua dự luật an ninh.
Trung tâm của những tranh cãi này là dự luật an ninh của Thủ tướng Shinzo Abe cho phép quân đội Nhật Bản đối phó trực tiếp với những hành động tấn công từ bên ngoài cũng như tham chiến tại nước ngoài. Động thái này sẽ hỗ trợ chính quyền Thủ tướng Abe tiến thêm một bước đến mục tiêu mở rộng vai trò của Lực lượng phòng vệ (SDF) ở nước ngoài và siết chặt liên minh với Mỹ.
Trong khi dư luận và phe đối lập cho rằng điều này vi phạm Hiến pháp hòa bình quốc gia và nguy cơ khiến nước này sa lầy vào những cuộc đấu tranh vô nghĩa lý, chính quyền Thủ tướng Abe cho rằng dự luật sẽ tăng cường an ninh quốc gia trước tình hình biến động phức tạp của thế giới.

Theo đó, các nhà làm luật thuộc phe đối lập tối 16/9 đã liên tục phản bác và ngăn phiên hỏi đáp diễn ra. Đầu sáng nay, phiên tranh luận cuối tiếp tục bị trì hoãn lại do đảng Dân chủ (DPJ) đối lập và đảng cầm quyền LDP không tìm được tiếng nói chung.
Người dân Nhật Bản tổ chức biểu tình phản đối Quốc hội thông qua dự luật.
Người dân Nhật Bản tổ chức biểu tình phản đối Quốc hội thông qua dự luật.
Ông Yukio Edano - Tổng thư ký DPJ khẳng định, một khi được ban hành, dự luật này sẽ trở thành chính sách sai lầm trong lịch sử nước Nhật nên DPJ và các đảng đối lập khác sẽ làm mọi thứ để ngăn dự luật này.

Trước tình hình này, Đảng cầm quyền, có thể buộc phải viện tới điều lệnh 60 ngày. Cụ thể, nếu thượng viện không bỏ phiếu thông qua dự luật trong vòng 60 ngày, sẽ được chuyển lại xuống hạ viện để trở thành luật với điều kiện được 2/3 hạ nghị sĩ bỏ phiếu thuận. Trong khi LDP có thể sử dụng quyền này, tận dụng lợi thế chiếm đa số trong Hạ viện để ban hành luật, bước đi này có thể vô tình cho phe đối lập thêm thời gian để tập hợp và lên kế hoạch làm trật bánh kế hoạch của ông Abe.
Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Lào Cai gỡ vướng trong công tác giải phóng mặt bằng Dự án đường dây 500kV

Lào Cai gỡ vướng trong công tác giải phóng mặt bằng Dự án đường dây 500kV

04 Jul, 08:56 PM

Kinhtedothi- Mặc dù các phương án bồi thường và tái định cư đã được phê duyệt, nhưng đến đầu tháng 7/2025, nhiều địa phương vẫn chưa hoàn tất việc chi trả và thu hồi đất cho Dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên. Lãnh đạo tỉnh yêu cầu khẩn trương tháo gỡ những điểm nghẽn, tránh ảnh hưởng đến tiến độ chung.

Sẽ vinh danh 20 gương thanh niên sống đẹp tiêu biểu năm 2025

Sẽ vinh danh 20 gương thanh niên sống đẹp tiêu biểu năm 2025

04 Jul, 02:25 PM

Kinhtedothi - Giải thưởng Thanh niên sống đẹp năm 2025 sẽ tuyên dương 20 gương thanh niên tiêu biểu trên các lĩnh vực. Các cá nhân được nhận giải thưởng “Thanh niên sống đẹp” là những người có những hành động đẹp, tạo sự lan tỏa, truyền năng lượng tích cực cho xã hội, đặc biệt là các bạn trẻ.

Thủ tướng nêu thời hạn với “3 nhiệm vụ lớn”

Thủ tướng nêu thời hạn với “3 nhiệm vụ lớn”

03 Jul, 09:44 PM

Kinhtedothi - Theo thông báo của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có chỉ đạo cụ thể về tiến độ đối với các công tác: xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước; các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ