Nhật Bản và tham vọng tìm lại ánh hào quang

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Giữa lúc vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên biển khiến quan hệ Trung - Nhật căng thẳng, kinh tế toàn cầu vẫn chưa phục hồi vững chắc, người đứng đầu Chính phủ Nhật Bản mong muốn làm nhiều việc hơn nữa để thế giới tốt đẹp hơn.

 Và để làm được điều đó, Nhật Bản không giấu tham vọng lấy lại vị trí của cường quốc kinh tế toàn cầu, nâng cao vai trò trong chính trường khu vực.

 
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã tích cực để ổn định nền kinh tế kể từ khi lên nắm quyền.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã tích cực để ổn định nền kinh tế kể từ khi lên nắm quyền.

Kể từ khi lên nắm quyền cách đây hơn 10 tháng, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã tích cực để ổn định nền kinh tế. Và sự hồi phục dần của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới sau thời gian dài rơi vào giảm phát đã giúp người dân nước này tin tưởng vị thế chính trị của Tokyo sẽ được củng cố. Ông Abe rõ ràng nhận thức được rằng, vị trí kinh tế vững chắc trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới sẽ tạo cơ hội cho Nhật Bản thực hiện thành công các mục tiêu chính trị trong khu vực. Vì thế không ngạc nhiêu khi Ngân hàng T.Ư Nhật Bản (BOJ) ngày 31/10 cho biết sẽ duy trì chính sách tiền tệ siêu nới lỏng với lãi suất cơ bản thấp kỷ lục 0 - 0,1% và tiếp tục bơm từ 60.000 - 70.000 tỷ Yen/năm vào nền kinh tế cho đến khi đạt được mục tiêu lạm phát ổn định ở mức 2%. Theo BOJ, nhờ chinh sách kích thích kinh tế, tăng trưởng GDP năm tài chính 2014/2015 của Nhật Bản sẽ đạt mức 1,5%, cao hơn so với dự báo trước đó là 1,3%. Trên thực tế, chính sách kích thích kinh tế với mục tiêu "ba mũi tên" đã làm tăng niềm tin của doanh nghiệp và chi tiêu hộ gia đình, từ đó góp phần giúp GDP của Nhật Bản tăng trưởng trong 3 quý liên tiếp.

 
Lãnh đạo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) vừa có động thái tương tự như BOJ khi tiếp tục duy trì gói cứu trợ trị giá 85 tỷ USD/tháng, lãi suất thấp cho tới khi tỷ lệ thất nghiệp từ mức 7,2% hiện nay xuống còn 6,5%
Trên chính trường, Nội các của ông Abe có kế hoạch muốn tăng cường vai trò quan trọng hơn ở khu vực châu Á và sửa đổi Hiến pháp hòa bình để quân đội Nhật Bản tăng khả năng ứng phó những biến chuyển toàn cầu. Đặc biệt, trong cuộc diễu binh thường niên tại trại huấn luyện Asaka, ngoại ô thủ đô Tokyo, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Gần 4.000 binh sĩ và hơn 50 máy bay, Thủ tướng Shinzo Abe khẳng định các nước khác muốn Nhật Bản có một vai trò lãnh đạo mạnh mẽ hơn ở châu Á để làm "đối trọng" với sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc. Hiện, Nhật Bản cũng lên kế hoạch xây dựng thêm đường băng thứ hai ở sân bay Naha vào tháng 1/2014 để tăng cường phòng thủ các hòn đảo ở Tây Nam, đối phó với máy bay quân sự Trung Quốc.

 

Đặc biệt, không giống như những người tiền nhiệm, ông Abe đã chọn cách không đến thăm ngôi đền Yasukuni để tránh làm gia tăng mối bất hòa của tam giác quyền lực châu Á Nhật - Trung - Hàn. Những bước đi khôn ngoan trên của Thủ tướng Abe được nhiều nhà quan sát nhìn nhận là sẽ phát huy hiệu quả trong thời gian tới, từ đó, hiện thực hóa tham vọng tìm lại ánh hào quang một thời cho Nhật Bản.