Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nhiều doanh nghiệp đang liên kết ngầm để trốn thuế

KTĐT - Năm 2012, ngành thuế sẽ tăng cường thanh kiểm tra các hoạt động giao dịch liên kết có dấu hiệu chuyển giá giữa các doanh nghiệp (DN), các DN mẹ - con, DN trong ngành hoặc liên ngành, đồng thời đẩy mạnh thanh tra các lĩnh vực liên quan đến tài chính, ngân hàng và bất động sản (BĐS).

Trao đổi với phóng viên báo Kinh tế & Đô thị, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Cao Anh Tuấn cho biết, số tiền thuế nợ của DN kinh doanh BĐS chiếm tới 72,3% tổng số nợ thuế, trong đó nợ trên 90 ngày chiếm 63,3%. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế khó khăn, thị trường BĐS đóng băng khiến nhiều DN lâm vào tình trạng kinh doanh thua lỗ. Đặc biệt, các khoản nợ có nguồn gốc từ đất, do việc giao đất, GPMB chậm, với diện tích thuê đất lớn, nhiều dự án được giao đất nhưng DN không có khả năng tài chính để nộp thuế và tiền sử dụng đất dẫn đến còn nợ các khoản thu liên quan đến đất hàng ngàn tỷ đồng. Do khoản tiền nợ quá lớn, một số DN đang gặp khó khăn về tài chính đã không có khả năng trả nợ gốc, càng không thể trả thêm khoản tiền phạt.

Ngay sau khi một số DN BĐS bị cơ quan thuế "tố" nợ tiền thuế nhiều tỷ đồng, đại diện các DN lớn đã lên tiếng thanh minh, theo ông nguyên nhân do đâu?

- Thời gian qua có thông tin trái ngược nhau giữa DN BĐS nợ thuế và cơ quan thuế về số liệu tiền nợ thuế. Những trường hợp chậm nộp thuế được xác định căn cứ vào Luật Quản lý Thuế. Theo đó, quá 30 ngày kể từ khi nhận được thông báo, nếu DN chưa hoàn tất việc nộp thuế cơ quan thuế sẽ ra thông báo. Có những trường hợp DN nộp tiền ngay sau khi cơ quan thuế có thông báo nên khi thông tin cơ quan thuế công bố, họ đã có phản hồi ngược lại. Thực tế khá phổ biến hiện nay là trong kế hoạch của nhiều DN BĐS tại một thời điểm nào đó họ báo lãi, nhưng sau đó lại báo lỗ. Hoặc cũng có thể do chưa thống nhất trong cách tính tiền thuế sử dụng đất. Phát sinh là do sự chênh lệch trong cách tính tiền sử dụng đất tại thời điểm khi được giao đất và tiền sử dụng đất theo tiến độ.

Bên cạnh việc nợ thuế do khó khăn khách quan, liệu có chuyện DN cố tình chây ì?

- Thực tế, bên cạnh nợ thuế thời gian qua, DN BĐS có nhiều hình thức trốn thuế. Cụ thể, DN sẵn sàng ghi mức giá rất thấp, không đúng giá thị trường, đôi khi chỉ ngang với giá của UBND tỉnh, thành phố quy định để trốn thuế. Hình thức trốn thuế phổ biến thứ hai là DN thay đổi chất liệu, vật liệu công trình, làm cho chi phí thực thấp hơn chi phí tính thuế. Một hình thức trốn thuế phổ biến khác là DN lập công ty con để trốn thuế thu nhập DN hoặc các DN có giao dịch liên kết, liên kết ngầm với nhau để trốn thuế. Ví dụ như một số DN BĐS "ít khi" bán hàng trực tiếp mà cứ phải qua sàn, qua các DN con, cháu... Không có chuyện DN chịu tốn chi phí thêm mà thực tế mỗi lần qua một nấc thủ tục như thế, cơ hội trốn thuế cũng khác đi.

Việc thu hồi nợ thuế bất động sản có khó khăn gì, thưa ông?

- Khó khăn hiện nay là ở trong cách xác định giá đất dẫn đến tranh cãi giữa DN và cơ quan thuế là về giá tính thuế. Đúng lý, giá đất phải do UBND cấp tỉnh, thành phố ra quyết định, nhưng việc phối hợp giữa hai bên lâu nay không chặt chẽ. Hay một thực tế khác, đó là vướng mắc trong cách tính thuế ở các dự án có cấu phần BĐS là khấu trừ tiền sử dụng đất cho các dự án hạ tầng. Việc hạch toán ban đầu dự án hạ tầng ở một mức, khi thực hiện giá có thể gấp 2 - 3 lần. Cũng như khi đền bù GPMB, DN vẫn có khoản chi ngoài quy định cho người dân. Nhưng hạch toán thế nào để bù trừ tiền sử dụng đất lại không dễ…

Ông có thể cho biết, ngành có giải pháp gì trong việc xử lý nợ thuế bất động sản hiện nay?

- Thông cảm cho các DN trong điều kiện kinh tế khó khăn, nhưng dù trong bất kỳ thời điểm nào, việc các DN nợ hàng chục, thậm chí là hàng trăm tỷ đồng tiền thuế cũng tác động xấu đến sự lành mạnh của tài chính thuế, tạo nên sự bất bình đẳng trong cạnh tranh với các DN khác. Ngành thuế sẽ tổ chức đoàn kiểm tra để nắm bắt tình hình, vận động, thuyết phục DN thực hiện nộp tiền sử dụng đất. Trong quá trình kiểm tra nếu phát hiện DN nào thực sự khó khăn sẽ báo cáo lên Bộ Tài chính để xử lý. Nếu DN chây ì sẽ có giải pháp đôn đốc, bởi theo Luật Quản lý thuế hiện nay, chúng ta đã có 7 biện pháp cưỡng chế. Tiền sử dụng đất cũng được quản lý theo ngân sách vì vậy cũng sẽ được thực hiện theo Luật Quản lý thuế.

Xin cảm ơn ông!

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hà Nội: triển khai nhiều hoạt động kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7

Hà Nội: triển khai nhiều hoạt động kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7

16 Jul, 02:03 PM

Kinhtedothi-Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP và các xã, phường tập trung tuyên truyền khẳng định ý nghĩa lịch sử, chính trị, xã hội và giá trị nhân văn của Ngày Thương binh - Liệt sĩ; tuyên truyền các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với công tác thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng; những thành tựu nổi bật trong công tác thương binh, liệt sĩ, người có công trong cả nước và Thủ đô Hà Nội.

An Giang thể hiện tinh thần cầu thị, khát vọng vươn lên trong kỷ nguyên mới

An Giang thể hiện tinh thần cầu thị, khát vọng vươn lên trong kỷ nguyên mới

16 Jul, 10:15 AM

Kinhtedothi – Tỉnh An Giang vừa tổ chức thành công “Hội thảo khoa học định hướng phát triển kinh tế - xã hội và góp ý văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2025 - 2030”. Sự kiện được ví như một “Hội nghị Diên Hồng” với sự có mặt của gần 300 đại biểu là lãnh đạo Trung ương, các chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành, những cán bộ chủ chốt qua các thời kỳ…

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ