Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Nhiều giải pháp tăng, nguồn cung thực phẩm sạch

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Để đảm bảo nguồn cung nông sản thực phẩm sạch cho thị trường Thủ đô, cùng với việc đẩy mạnh xúc tiến hợp tác với các tỉnh, TP trong khu vực, UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo Sở NN&PTNT tích cực hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho việc sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau, quả, thịt gia súc, gia cầm an toàn.

Cam kết cung ứng rau,  thực phẩm

Càng gần Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu dùng rau, quả và thịt trên địa bàn TP càng tăng. Để đáp ứng nhu cầu này, thời gian qua, Sở NN&TNT Hà Nội đã liên tiếp tổ chức các hội nghị xúc tiến thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp với các tỉnh, TP đồng bằng sông Hồng và khu vực phía Bắc. Đã có khoảng 10 tỉnh trong khu vực đồng ý ký kết cung ứng rau, quả, chè an toàn cho Hà Nội. Cùng với đó, TP đã xây dựng được khoảng gần 500 điểm phân phối rau an toàn và Sàn giao dịch rau, quả và thực phẩm an toàn Hà Nội (sanbanbuon.vn).

Nhiều giải pháp tăng, nguồn cung thực phẩm sạch - Ảnh 1

Dây chuyển giết mổ theo hướng công nghiệp tại cơ sở giết mổ Minh Hiền, huyện Thanh Oai  Ảnh: Thiện Quang

Về sản phẩm thịt, mới đây, Sở NN&PTNT cùng với Sở Công Thương Hà Nội đã làm việc với tỉnh Bắc Giang để cung cấp gà đồi Yên Thế cho thị trường Hà Nội, trước mắt phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2013. Trên cơ sở hợp tác, UBND tỉnh Bắc Giang đã xây dựng kế hoạch cung cấp gà đồi Yên Thế cho thị trường Hà Nội với sản lượng đạt từ 20 - 25 tấn/ngày. Đặc biệt, đoàn công tác còn mời cả Ban Quản lý chợ gia cầm Hà Vỹ (Thường Tín) tham gia bàn giải pháp đưa gà đồi Yên Thế về tiêu thụ. "Trước đây, mỗi ngày chợ Hà Vỹ tiêu thụ 80 - 90 tấn gia cầm, trong đó có khoảng 10 - 20 tấn gia cầm loại thải. Đến nay, nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các ngành chức năng, chợ Hà Vỹ đã không còn gia cầm loại thải, chúng tôi sẽ cố gắng đưa gà đồi Yên Thế về thay thế nguồn này" - ông  Cấn Xuân Bình, Chi cục Trưởng Chi cục Thú y Hà Nội cho biết. Hiện, Hà Nội đã xúc tiến hợp tác với gần 20 tỉnh, TP khu vực phía Bắc để cung cấp nguồn thực phẩm an toàn cho Thủ đô.

Mỗi huyện, một cơ sở giết mổ tập trung

Từ tháng 1/1, mỗi xã, thị trấn tại Hà Nội sẽ có 2 cán bộ bảo vệ thực vật và chăn nuôi - thú y thuộc Sở NN&PTNT quản lý, được hưởng lương viên chức cấp xã. Đây được coi là yếu tố tích cực góp phần nâng cao hiệu quả kiểm soát chất lượng nông sản thực phẩm tại địa phương.

Tại buổi làm việc với đoàn công tác của Bộ NN&PTNT về kế hoạch tổ chức hội nghị ký cam kết sản xuất rau, thịt an toàn giữa Hà Nội với các tỉnh mới đây, Phó Chủ tịch UBND TP Trần Xuân Việt khẳng định, TP sẽ tiếp tục có chính sách hỗ trợ sản xuất, chế biến và tiêu thụ thực phẩm an toàn. Cụ thể, với sản phẩm rau quả, sẽ tập trung vào hỗ trợ sản phẩm rau an toàn có tem, nhãn, bao bì, nhất là mở rộng kênh tiêu thụ cho sản phẩm tới tận các khu dân cư, tổ dân phố... Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền làm thay đổi thói quen của người tiêu dùng, khuyến khích họ tìm đến các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ, tem nhãn đảm bảo chất lượng.

Với thực phẩm có nguồn gốc động vật, UBND TP giao Sở NN&PTNT tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ để nâng cao hiệu suất của các cơ sở giết mổ tập trung hiện có, trước mắt là hai cơ sở Minh Hiền (Thanh Oai) và Foodex (Đan Phượng). Cùng với đó, giao trách nhiệm cho các địa phương kiên quyết dẹp bỏ cơ sở giết mổ thủ công, hỗ trợ để đưa các hộ giết mổ nhỏ lẻ vào các cơ sở tập trung. Theo Phó Chủ tịch Trần Xuân Việt, thời gian tới, TP phấn đấu triển khai tại mỗi huyện một cơ sở giết mổ tập trung bán công nghiệp quy mô 1.000 con lợn/ngày.  TP cũng đề ra mục tiêu mỗi năm kiểm soát TP cũng đề ra mục tiêu mỗi năm kiểm soát giết mổ thêm được 15 - 20% tổng số gia súc, gia cầm, phấn đấu trong 3 - 4 năm tới, Hà Nội kiểm soát được 70 - 80% lượng thịt gia súc, gia cầm.