Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nhiều học sinh lớp 10, 11 đạt điểm tốt tại kỳ thi đánh giá tư duy

Kinhtedothi – Thông tin từ ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, tại kỳ thi đánh giá tư duy (TSA) đợt 2, có nhiều thí sinh là học sinh lớp 10 và 11 tham gia dự thi; trong số đó, gần 60 em đạt mức điểm khá tốt.
Thí sinh thi đánh giá tư duy năm 2024 tại ĐH Bách khoa Hà Nội
Thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá tư duy năm 2024 tại ĐH Bách khoa Hà Nội

Ngày 29/1/2024, ĐH Bách khoa Hà Nội công bố phổ điểm thi Đánh giá tư duy năm 2024 (TSA 2024) đợt 2. Với hơn 5.000 thí sinh dự thi, điểm thi cao nhất đợt này là 91,55/100; điểm trung bình 57,02/100, trung vị tại 56,8/100.

ĐH Bách khoa cũng cho biết: Trong đợt 2, có 1 thí sinh đạt trên 90 điểm, 16 thí sinh đạt trên 80 điểm; 85 thí sinh đạt điểm đọc hiểu tối đa (20/20, chiếm 1,69%); khoảng 5,71% thí sinh đạt trên 70 điểm, 34,2% thí sinh đạt trên 60 điểm.

Phổ điểm thi đánh giá tư duy đợt 2 năm 2024 của ĐH Bách khoa Hà Nội
Phổ điểm thi đánh giá tư duy đợt 2 năm 2024 của ĐH Bách khoa Hà Nội

Đặc biệt, trong kỳ thi TSA 2024 đợt 2 có 59 thí sinh là các học sinh đang học lớp 10 và lớp 11 tham gia dự thi; trong số đó, thí sinh đạt điểm thi cao nhất là 66,34/100; 57,62% em đạt kết quả từ 50 điểm trở lên.

Được biết, tại kỳ thi đánh giá tư duy đợt 1 năm 2024, thí sinh đạt điểm cao nhất là 95,85/100; điểm trung bình 52,48/100, điểm trung vị tại 52,14/100. Có 3 thí sinh đạt trên 90 điểm, 27 thí sinh đạt trên 80 điểm. Tỷ lệ thí sinh đạt trên 70 điểm khoảng 5,28%, đạt trên 60 điểm chiếm 23,86% và đạt trên 50 điểm chiếm 57,26%.

Theo đại diện lãnh đạo ĐH Bách khoa Hà Nội thì nhìn chung, điểm thi đánh giá tư duy đợt 2 của ĐH Bách khoa Hà Nội cao hơn so với đợt thi thứ nhất và nhiều thí sinh đã cải thiện được điểm thi của mình so với lần thi đầu tiên, nguyên nhân có thể do các em đã có sự chuẩn bị tốt hơn.

Toàn bộ thí sinh hoàn thành bài thi (không xảy ra vi phạm) sẽ được cấp giấy chứng nhận có giá trị trong 2 năm, dùng kết quả thi để xét tuyển đại học.

Bài thi đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội gồm 3 phần thi: Tư duy toán học (60 phút), tư duy đọc hiểu (30 phút) và tư duy khoa học/giải quyết vấn đề (60 phút). Đây là ba phần thi độc lập, câu hỏi thi sẽ tập trung vào đánh giá năng lực tư duy của thí sinh trong mỗi phần thi, không đi vào kiểm tra kiến thức của môn học nào. Bài thi được thiết kế với 3 mức độ đánh giá tư duy: Tư duy tái hiện, tư duy suy luận và tư duy bậc cao.

Các câu hỏi được xây dựng dưới hình thức trắc nghiệm với bốn dạng cấu trúc: Chọn đáp án đúng, đúng/sai, kéo thả và câu trả lời ngắn.

Khác với các kỳ thi khác, kỳ thi đánh giá tư duy không tập trung kiểm tra kiến thức nên không đòi hỏi thí sinh dành thời gian ôn luyện nhiều, bởi rèn luyện tư duy đã được hình thành trong suốt quá trình học.

Năm 2024, kỳ thi TSA được đánh giá có nhiều điểm thuận lợi cho quá trình làm bài thi của học sinh. Bài thi được điều chỉnh gọn nhẹ (thời lượng 150 phút) và tổ chức theo hình thức trắc nghiệm trên máy tính.

Các ngành tuyển sinh đại học có thể sử dụng kết quả kỳ thi TSA được mở rộng, bao gồm: Khoa học công nghệ, Kinh tế, Kỹ thuật, Công nghiệp, Nông nghiệp, Tài chính, Ngân hàng, Y dược.

Dự kiến ĐH Bách khoa Hà Nội còn tổ chức 4 đợt thi TSA nữa trong năm 2024. Lịch đăng kỳ và lịch thi cụ thể như sau:

 



6 đợt thi đánh giá tư duy năm 2024 của ĐH Bách khoa Hà Nội

6 đợt thi đánh giá tư duy năm 2024 của ĐH Bách khoa Hà Nội

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thấu hiểu bản thân để chọn ngành phù hợp

Thấu hiểu bản thân để chọn ngành phù hợp

01 Apr, 04:08 PM

Kinhtedothi – Không ít học sinh lớp 12 vẫn băn khoăn khi chọn ngành, chọn trường hoặc lo lắng không biết ngành mình chọn có bị lạc hậu trong vài năm tới hay không. Các chuyên gia đã gợi mở để học sinh tự đưa ra câu trả lời và có niềm tin vào chính mình.

Các trường cần xem xét, điều chỉnh “tổ hợp lạ”

Các trường cần xem xét, điều chỉnh “tổ hợp lạ”

30 Mar, 09:04 AM

Kinhtedothi – Trong phương án tuyển sinh đại học năm 2025 của một số trường xuất hiện nhiều “tổ hợp lạ” khi tổ hợp xét tuyển không có môn cốt lõi của ngành học. Đại diện Bộ GD&ĐT đề nghị các nhà trường điều chỉnh xét tuyển để gắn giáo dục đại học với giáo dục phổ thông.

Đối thoại tư vấn hướng nghiệp 2025: “Gỡ rối” trước kỳ thi THPT

Đối thoại tư vấn hướng nghiệp 2025: “Gỡ rối” trước kỳ thi THPT

29 Mar, 10:14 PM

Kinhtedothi - Năm 2025 là năm đầu tiên kỳ thi tốt nghiệp THPT được thực hiện theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Trước nhiều thay đổi của kỳ thi cũng như công tác tuyển sinh đại học, Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với các đơn vị tổ chức chương trình “Đối thoại tư vấn hướng nghiệp 2025”.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ