Kinhtedothi - Theo một cuộc khảo sát trên phạm vi toàn quốc, 59% người dân Anh sẽ ủng hộ tái gia nhập Liên minh châu Âu nếu một cuộc trưng cầu dân ý mới được tổ chức. Cuộc thăm dò diễn ra tám năm sau sự kiện Brexit dẫn đến việc Anh rời khỏi khối.
Cuộc thăm dò trên được công ty nghiên cứu thị trường thực hiện đối với hơn 2.000 công dân Anh vào cuối tháng trước và được công bố vào hôm thứ Ba (ngày 13/8).
Kết quả cuộc khảo sát này cho thấy 59% người dân Anh sẽ ủng hộ tái gia nhập Liên minh châu Âu nếu một cuộc trưng cầu dân ý mới được tổ chức. Trong khi đó, 41% phản đối việc nước Anh tái gia nhập khối.
Hơn 60% người tham gia bỏ phiếu cho biết họ sẽ ủng hộ việc Anh tăng cường hợp tác với Brussels.
Những người biểu tình phản đối Brexit ở London vào ngày 31/10/2021. Ảnh: RT
Kết quả khảo sát của YouGov cũng cho thấy, có tới 55% người được hỏi cho rằng quyết định rời khỏi Liên minh châu Âu của Vương quốc Anh là sai lầm, trong khi 34% vẫn ủng hộ quyết định này.
Sau chiến thắng vang dội của Đảng Lao động trong cuộc tổng tuyển cử vào tháng trước, Thủ tướng Keir Starmer nhấn mạnh chính phủ mới sẽ không đưa đất nước quay trở lại EU cũng như sẽ không tìm kiếm mối quan hệ chặt chẽ hơn với Brussels. Ông khẳng định việc nước Anh trở lại EU sẽ không xảy ra trong nhiệm kỳ của mình.
Việc Anh rời khỏi EU được nhiều chuyên gia và người dân nhận định là động thái sai lầm khi gây ra những tác động tiêu cực đối với quốc gia này. Theo báo cáo của Bloomberg vào tháng 2, viện dẫn nhận định của các nhà kinh tế từ Goldman Sachs, việc rời khỏi Liên minh châu Âu đã làm giảm GDP thực tế của Anh khoảng 5%, cũng như khiến nền kinh tế hoạt động kém hiệu quả do thương mại suy giảm và đầu tư kinh doanh yếu.
Kinhtedothi - Tỷ phú Elon Musk đã bày tỏ sự phản đối trước các phát biểu gần đây của Thủ tướng Anh Keir Starmer khẳng định mạng xã hội đang thúc đẩy tình trạng bạo loạn tại quốc gia này.
Kinhtedothi - Anh và Ai Cập đã yêu cầu các hãng hàng không tránh không phận Iran và Lebanon, trong bối cảnh lo ngại gia tăng về cuộc xung đột leo thang trong khu vực.
Kinhtedothi - Hàng nghìn người tại nhiều thành phố khác nhau trên khắp nước Mỹ đã xuống đường biểu tình phản đối các chính sách gây tranh cãi của Tổng thống Donald Trump, bao gồm việc trục xuất người nhập cư, sa thải hàng loạt trong bộ máy chính phủ, cũng như hai cuộc xung đột tại Gaza và Ukraine.
Kinhtedothi - Trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục leo thang, các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip mới của Tổng thống Donald Trump đã giáng một đòn mạnh vào ngành công nghiệp bán dẫn tại Mỹ.
Kinhtedothi – Giá vàng toàn cầu đang trong hành trình tăng mạnh chưa từng có, vượt ngưỡng 3.350 USD/ounce và có thể tiếp tục lập đỉnh trong nửa cuối năm 2025. Đà tăng này được thúc đẩy bởi căng thẳng thương mại Mỹ – Trung, kỳ vọng lãi suất giảm, đồng USD suy yếu và lực mua kỷ lục từ các ngân hàng trung ương.
Kinhtedothi - Trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới ngày càng leo thang, Boeing - biểu tượng của ngành công nghiệp hàng không Mỹ – đang phải đối mặt với những thách thức chưa từng có. Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã bước vào một giai đoạn mới với quyết định gây sốc từ Bắc Kinh: yêu cầu các hãng hàng không nội địa ngừng nhận máy bay Boeing và không đặt thêm đơn hàng mới.