Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Nhiều người đổ xô cúng tế cá voi dạt vào bờ

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Tối qua, trong lúc chèo ghe thúng đánh bắt thủy sản, anh Huỳnh Quý ở thôn Hải Ninh, xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn, phát hiện một con cá voi gặp nạn trôi dạt vào bãi biển Khe Hai tại địa phận thôn này.

KTĐT - Tối qua, trong lúc chèo ghe thúng đánh bắt thủy sản, anh Huỳnh Quý ở thôn Hải Ninh, xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn, phát hiện một con cá voi gặp nạn trôi dạt vào bãi biển Khe Hai tại địa phận thôn này.

Suốt từ đêm qua đến sáng nay, người dân Bình Sơn cùng các kỹ sư, công nhân đang làm việc tại Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi, rủ nhau đi xem cá voi gặp nạn vừa dạt vào bãi biển Khe Hai.

Tối qua, trong lúc chèo ghe thúng đánh bắt thủy sản, anh Huỳnh Quý ở thôn Hải Ninh, xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn, phát hiện một con cá voi gặp nạn trôi dạt vào bãi biển Khe Hai tại địa phận thôn này.

Ngay sau đó, anh Quý thông báo với bà con vạn chài tìm giải pháp đưa cá voi bị thương nặng về Lăng Vạn, dùng cờ lễ thấm nước biển vệ sinh cho cá và tổ chức cúng tế theo nghi lễ truyền thống của làng chài.

Con cá voi này ước nặng gần nửa tấn, dài 4 m, bề ngang khoảng 0,8 m, được ngư dân địa phương gọi là cá “Ông chuông” (đầu cá voi giống hình quả chuông), màu đen.

Ông Nguyễn Trưng, chủ vạn chài Lăng Vạn bộc bạch: “Đây là cá Ông thứ ba gặp nạn trôi dạt vào vùng biển Khe Hai kể từ tháng 7/2009 đến nay". Năm ngoái có một con cá “Ông kiềm” (đầu cá hình thù giống gọng kiềm) nặng 50 kg, rồi tháng 6 năm nay thêm một cá “Ông kiềm” nặng 70 kg trôi dạt vào bãi biển Khe Hai này.

Theo ông Trưng, trong các loài cá voi thì cá “Ông chuông” được người dân làng chài tín ngưỡng, tổ chức nghi thức tế lễ linh đình nhất gồm: hát bả trạo, hò đưa linh, tế thần Nam Hải.

Cá voi chết dạt vào bờ thường được dân vạn chài tổ chức nghi lễ cúng tế chôn cất. Thông thường sau ba năm chôn cất cá, làng chài khai quật lấy bộ xương đưa về Lăng Vạn của thôn để tế tự, cầu mong điều may mắn, tốt lành luôn đến với ngư dân của làng chài.