Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nhiều quy định mới liên quan đến nhà chung cư có hiệu lực

Kinhtedothi - Bắt đầu từ tháng 2/2022, hàng loạt hành vi vi phạm liên quan đến sử dụng nhà chung cư sẽ bị xử phạt lên tới hàng trăm triệu.

Trong đó Nghị định 16, Điều 67 “Vi phạm quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư đối với chủ đầu tư” quy định: Phạt 80 - 100 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau: Kinh doanh vũ trường; không mở tài khoản hoặc mở tài khoản kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư không đúng quy định; không có hoặc chậm có văn bản đề nghị UBND cấp xã tổ chức hội nghị nhà chung cư khi đã tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu nhưng không đủ số người tham dự theo quy định...

Nhiều quy định mới trong quản lý sử dụng nhà chung cư có hiệu lực từ  tháng 2/2022.

Không có văn bản thông báo hoặc thông báo không đầy thông tin cho Sở Xây dựng nơi có dự án biết tên tài khoản, số tài khoản đã mở, tên tổ chức tín dụng nơi mở tài khoản và kỳ hạn gửi tiền kinh phí bảo trì; không lập kế hoạch bảo trì hằng năm hoặc lập kế hoạch bảo trì hằng năm không đúng quy định; không có văn bản thông báo cho Sở Xây dựng nơi có nhà chung cư biết để theo dõi sau khi đã bàn giao đầy đủ kinh phí bảo trì cho Ban quản trị chung cư;

Lựa chọn đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư không đủ điều kiện, năng lực theo quy định; bán, cho thuê chỗ để xe ô tô trong nhà chung cư không đúng quy định.

Phạt 200 – 260 triệu đồng đối với chủ đầu tư có một trong các hành vi: Không bố trí diện tích để làm nhà sinh hoạt cộng đồng theo theo tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định; quản lý, sử dụng kinh phí quản lý vận hành không đúng quy định; không tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu theo quy định; không lập biên bản quyết toán số liệu kinh phí bảo trì theo quy định.

Điều 70  của Nghị định cũng qui định rõ mức xử phạt đối hành vi vi phạm của người sử dụng nhà chung cư. Cụ thể: Phạt 20 – 40 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Gây thấm, dột căn hộ chung cư không thuộc quyền sở hữu, quản lý, sử dụng của mình; Sử dụng màu sắc sơn, trang trí mặt ngoài căn hộ, nhà chung cư không đúng quy định về thiết kế, kiến trúc; Kinh doanh hàng hóa nguy hiểm gây cháy nổ, dịch vụ sửa chữa xe có động cơ hoặc dịch vụ giết mổ gia súc.

Kinh doanh nhà hàng, karaoke, quán bar tại phần diện tích dùng để kinh doanh của nhà chung cư nhưng không đảm bảo yêu cầu về cách âm, phòng cháy, chữa cháy theo quy định; Hoạt động kinh doanh tại phần diện tích không dùng để kinh doanh của nhà chung cư theo định; Sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở...

Hỗ trợ lãi suất cho chủ đầu tư vay cải tạo chung cư cũ

Hỗ trợ lãi suất cho chủ đầu tư vay cải tạo chung cư cũ

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bài 3: Chính sách ưu đãi kỳ vọng tạo “cú hích” cho nhà ở xã hội

Bài 3: Chính sách ưu đãi kỳ vọng tạo “cú hích” cho nhà ở xã hội

16 Apr, 02:38 PM

Kinhtedothi - Nhiều ưu đãi hấp dẫn như hỗ trợ 100% kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo phương án do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; hỗ trợ 70% kinh phí đầu tư kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật... được xem là giải pháp “gỡ khó” cho các dự án nhà ở xã hội tại Quảng Ngãi.

Bài 2: Không ít khó khăn "cản đường"

Bài 2: Không ít khó khăn "cản đường"

16 Apr, 02:05 PM

Kinhtedothi - Dù nhu cầu về nhà ở xã hội tại Quảng Ngãi rất lớn, nhưng việc thu hút nhà đầu tư triển khai các dự án vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Một số doanh nghiệp có ý định đầu tư cũng gặp vướng mắc trong quá trình thực hiện, khiến tiến độ dự án bị đình trệ.

Bài 1: Nhu cầu lớn, dự án nhà ở xã hội vẫn “vắng bóng”

Bài 1: Nhu cầu lớn, dự án nhà ở xã hội vẫn “vắng bóng”

16 Apr, 02:04 PM

Kinhtedothi - Dù thu hút hàng loạt nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước xây dựng nhà máy hoạt động lâu dài tại Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp trên địa bàn, sử dụng lực lượng công nhân đông đảo, nhưng đến nay tỉnh Quảng Ngãi vẫn “trắng” nhà ở xã hội.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ