Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nhiều suất học bổng chưa đầu tư vào con người

KTĐT - Trong khuôn khổ các khoản kinh phí dành để thực hiện trách nhiệm xã hội, việc trao tặng học bổng còn làm đẹp hình ảnh của DN.

KTĐT - Trong khuôn khổ các khoản kinh phí dành để thực hiện trách nhiệm xã hội, việc trao tặng học bổng còn làm đẹp hình ảnh của DN.

Phổ biến nhất hiện nay là loại học bổng (HB) hỗ trợ, mỗi suất là một khoản tiền giúp cho các em HSSV xuất phát từ nghĩa cử của các tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên, các DN dùng phương thức trao tặng HB cũng có nhiều động cơ và mục đích khác nhau.

Định hướng đầu tư

Trong khuôn khổ các khoản kinh phí dành để thực hiện trách nhiệm xã hội, việc trao tặng HB còn làm đẹp hình ảnh của DN. Ở mức cao hơn, trao HB  là cách đầu tư có định hướng vào nguồn nhân lực ở mức độ khác nhau. Đơn cử, Quỹ HB tài năng HP Invent, trong lần trao tặng tại Trường TC Kỹ thuật Vạn Xuân, bà Trần Thị Minh Thuận-TGĐ của HP VN-cho biết: "Các em HS xuất sắc có cơ hội về thực tập tại các trung tâm dịch vụ khách hàng của HP. Những em đáp ứng được yêu cầu có thể được tuyển vào làm việc tại HP VN sau khi tốt nghiệp".

Sự đầu tư có định hướng vào nguồn nhân lực thông qua tặng HB cũng có ràng buộc với nhau. HB cao học của Samsung, ứng viên trúng tuyển được cấp HB học thạc sĩ hai năm tại Hàn Quốc sau khi tốt nghiệp phải làm việc hai năm tại tập đoàn, hai năm tiếp theo làm việc ở chi nhánh Samsung tại các quốc gia Đông Nam AÁ. Bốn năm qua, France Telecom (FT) đều trao HB cao học cho các "tài năng viễn thông" VN. Đại diện FT tại VN không che giấu mục đích chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao cho tập đoàn này. 

Thông điệp minh bạch

Tại lễ công bố chương trình HB du học của Intel ngày 11.1, ông Rick Howarth-TGĐ Cty Intel Products VN-cho biết: "Chương trình HB nằm trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của chúng tôi tại VN. Các em sẽ được đào tạo để trở thành những lãnh đạo kỹ thuật công nghệ trong tương lai". 

Nhà tuyển dụng đã nói rất rõ rằng các SV không chỉ có cơ hội việc làm trong tập đoàn bán dẫn hùng mạnh nhất, mà còn có cơ may được "ngồi" vào "chiếc ghế" lãnh đạo, để các em phấn đấu. Điều này, hầu như chưa thấy ở các DN VN, dù VN hiện có đến 9 tập đoàn và hàng chục TCty mạnh, hàng trăm DN cổ phần có tiếng... Các DN VN còn mang nặng tâm lý là làm từ thiện chứ chưa có chiến lược đầu tư lâu dài. Liệu có phải họ sợ đầu tư cho tài năng trẻ trở thành lãnh đạo sẽ đe doạ đến chiếc ghế hiện tại và tương lai.

Năm 2006, khi vụ bê bối tại Vietnam Airlines (VA) vỡ lở, người ta mới biết rằng VA có chương trình HB du học dành cho con em trong ngành, sau này về phục vụ Cty. Nhưng chương trình HB này chưa phát huy được tác dụng thì đã lún trong tiêu cực: Lãnh đạo VA dùng quỹ HB này cấp sai quý định cho con em quan chức trung ương.

Rất nhiều chương trình HB của các DN VN hiện nay đang triển khai rộng rãi, mạnh về nghĩa cử và xây dựng hình ảnh, nhưng lại thiếu định hướng chiến lược đầu tư về con người. Trong khi đó, các tập đoàn nước ngoài vào VN làm ăn đã kịp thực hiện chiến lược này và hớt đi những tài năng hàng đầu trong giới HSSV VN.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cần siết chặt quản lý hoạt động dù lượn tại bán đảo Sơn Trà

Cần siết chặt quản lý hoạt động dù lượn tại bán đảo Sơn Trà

09 Jul, 06:50 PM

Kinhtedothi - Vụ việc một du khách tử vong khi tham gia bay dù đôi tại bán đảo Sơn Trà (TP Đà Nẵng) chiều 8/7 tiếp tục gióng lên hồi chuông cảnh báo về công tác đảm bảo an toàn trong các loại hình du lịch mạo hiểm. Trong bối cảnh Đà Nẵng đang hướng tới xây dựng hình ảnh điểm đến an toàn - văn minh - thân thiện, đây là yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với cả cơ quan quản lý Nhà nước lẫn các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ