Nhiều thách thức trong quá trình tái định hình ngành xây dựng

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Nhận định về các xu hướng tái định hình ngành xây dựng năm 2014, ông Gianluca Lange - phụ trách ngành Kiến trúc - Kỹ thuật xây dựng khu vực ASEAN của Autodesk cho rằng, chuyển đổi các khu vực dân cư cũ thành các tòa nhà cao tầng là cách thức mà các nước thuộc khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam đang làm để tối đa hóa việc sử dụng không gian và đáp ứng nhu cầu của quá trình đô thị hóa nhanh. Nhìn vào sự phát triển đô thị hóa đang diễn ra, Tập đoàn Đầu tư Goldman Sachs ước tính rằng cơ hội cơ sở hạ tầng ASEAN có giá trị tỷ đô la. Trong những năm qua nền kinh tế ASEAN đã chứng kiến tăng trưởng GDP tương đối cao và đầu tư cơ sở hạ tầng tiếp tục củng cố sự tăng trưởng đó và tăng sản xuất. Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, các nền kinh tế trong khu vực ASEAN như Malaysia và Thái Lan đã cải thiện chất lượng của cơ sở hạ tầng của họ, trong khi các quốc gia khác như Indonesia và Philippines vẫn có nhu cầu lớn cho các khoản đầu tư và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng.

Kinhtedothi - Nhận định về các xu hướng tái định hình ngành xây dựng năm 2014, ông Gianluca Lange - phụ trách ngành Kiến trúc - Kỹ thuật xây dựng khu vực ASEAN của Autodesk cho rằng, chuyển đổi các khu vực dân cư cũ thành các tòa nhà cao tầng là cách thức mà các nước thuộc khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam đang làm để tối đa hóa việc sử dụng không gian và đáp ứng nhu cầu của quá trình đô thị hóa nhanh. Nhìn vào sự phát triển đô thị hóa đang diễn ra, Tập đoàn Đầu tư Goldman Sachs ước tính rằng cơ hội cơ sở hạ tầng ASEAN có giá trị tỷ đô la. Trong những năm qua nền kinh tế ASEAN đã chứng kiến tăng trưởng GDP tương đối cao và đầu tư cơ sở hạ tầng tiếp tục củng cố sự tăng trưởng đó và tăng sản xuất. Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, các nền kinh tế trong khu vực ASEAN như Malaysia và Thái Lan đã cải thiện chất lượng của cơ sở hạ tầng của họ, trong khi các quốc gia khác như Indonesia và Philippines vẫn có nhu cầu lớn cho các khoản đầu tư và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng.

 
Đầu tư PPP được coi là chìa khóa cải thiện cơ sở hạ tầng.     Ảnh: Lê Bích
Đầu tư PPP được coi là chìa khóa cải thiện cơ sở hạ tầng. Ảnh: Lê Bích

Một làn sóng mới của sự phát triển liên kết với đầu tư cơ sở hạ tầng dự kiến sẽ diễn ra trong khu vực và nhiều người tin rằng đổi mới tài chính, chẳng hạn như mô hình trong quan hệ đối tác công - tư là cần thiết để giải quyết sự thiếu hụt kinh phí. Sự tham gia của thành phần tư nhân trong sự tăng trưởng của lĩnh vực xây dựng và tài chính đã được ghi nhận đến mức quan hệ đối tác công - tư có thể được cải thiện, họ có thể cung cấp một chất xúc tác tiếp tục đầu tư. Sự gia tăng đầu tư cơ sở hạ tầng sẽ mở ra cơ hội cho các nhà cung cấp cơ sở hạ tầng.

Khi ngân sách Nhà nước bị cắt giảm, quan hệ công - tư sẽ tiếp tục đẩy mạnh. Đây là một hình thức hợp tác, theo đó các nguồn lực, rủi ro và lợi ích của cả cơ quan Nhà nước và công ty tư nhân được kết hợp để mang đến khả năng tiếp cận nguồn vốn hiệu quả cao hơn và cải thiện việc tuân thủ các quy định của chính phủ.

Ngoài ra, nhu cầu gia tăng đối với quan hệ công - tư sẽ được đáp ứng bởi các chương trình tài trợ cạnh tranh cao từ khắp nơi trên thế giới. Các nguồn đầu tư tư nhân sẽ không chỉ còn xuất phát từ nguồn lực tại địa phương. Thay vào đó, sự cạnh tranh tài trợ giờ đây là toàn cầu. Hiện nay, quan hệ hợp tác công - tư đang được thực hiện tại cả các nước phát triển và các nước đang phát triển, trong đó có Mỹ, Australia, Canada, Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, UAE… và các mối quan hệ hợp tác công - tư mới sẽ tiếp tục xuất hiện ở các nước khác như Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Philippines, Việt Nam với mục đích tìm nguồn cung ứng vốn trên toàn cầu.

Quan hệ hợp tác công - tư ưu tiên tài trợ cho các dự án có khả năng thu hồi lớn nhất, không chỉ về khía cạnh tài chính, xã hội và môi trường của một dự án cụ thể, mà còn cung cấp phương pháp đảm bảo tính khả thi và hợp lý để phục hồi cơ sở hạ tầng sau khi phải chịu tác động của các thảm họa tự nhiên.

Các công cụ quy hoạch và thiết kế hiện đại sẽ cải thiện đáng kể quan hệ hợp tác công - tư trong năm 2014. Sự kết hợp của chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng tư nhân với chiến lược đổi mới trong sử dụng công nghệ 3D sẽ không chỉ giúp cho các chủ sở hữu và nhà đầu tư cơ sở hạ tầng bảo đảm tính minh bạch và nắm rõ hơn về phạm vi và sự phức tạp của việc đầu tư, mà còn có thể giúp họ hoạch định sự hiệu quả về tài chính đạt được từ sự thay đổi này cho các dự án trong tương lai.

Tuy nhiên, xu hướng này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như sẽ dẫn tới những áp lực về môi trường xây dựng như không an toàn, không đủ bền vững để chống lại thiên tai. Trong bối cảnh, những thách thức phía trước cho các ngành công nghiệp xây dựng và cơ sở hạ tầng là thực sự khó khăn, nhiều chuyên gia hy vọng, sự kết hợp của hợp tác công - tư, điện toán đám mây, công nghệ di động và mô hình thông tin xây dựng (BIM) sẽ thay thế các quy trình lỗi thời và thiết lập quá trình hiệu quả hơn trong tương lai.