Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Nhiều trường nhận điểm đăng ký xét tuyển trên sàn

Tin, ảnh: Thủy Trúc
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Đến thời điểm này, nhiều trường đại học (ĐH) đã thông báo mức điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia cho các ngành đào tạo ĐH chỉ ngang bằng hoặc cao hơn ngưỡng đảm bảo đầu vào đến 2,5 điểm.

Cụ thể, Học viện Ngân hàng quy định mức điểm nhận đăng ký xét tuyển là 17,5 áp dụng cho 8 ngành đào tạo của Học viện tại Hà Nội, đó là: Quản trị kinh doanh, Tài chính ngân hàng, Kế toán, Hệ thống thông tin quản lý, Kinh doanh quốc tế, Luật kinh tế, Ngôn ngữ Anh, Quản trị kinh doanh (Liên kết với ĐH CityU, Hoa Kỳ).
Riêng hai ngành Tài chính - ngân hàng (liên kết với ĐH Sunderland, Vương quốc Anh) và Quản lý tài chính - Kế toán (Liên kết với ĐH Sunderland, Vương quốc Anh) có mức điểm nhận xét tuyển là 15,5.
Thí sinh đang được giới thiệu thông tin chương trình đào tạo và cơ hội việc làm sau khi ra trường.
2 ngành đào tạo tại Phú Yên và Bắc Ninh có mức nhận hồ sơ xét tuyển bằng sàn của Bộ GD&ĐT quy định là 15,5 điểm, bao gồm: Tài chính - ngân hàng, Kế toán.
Theo kế hoạch, năm 2017 này, Học viện Ngân hàng dự kiến tuyển 3.807 chỉ tiêu cho 11 ngành đào tạo ĐH chính quy và 3 ngành đào tạo quốc tế.
Trường ĐH Công nghệ Giao thông vận tải dự kiến tuyển khoảng 2.220 chỉ tiêu cho 14 mã ngành đào tạo tại Hà Nội, Vĩnh Phúc và Thái Nguyên. Nhà trường thông báo điểm đăng ký xét tuyển năm 2017 cơ sở đào tạo tại Hà Nội ngành Công nghệ kỹ thuật Ô tô là 18.0.
Ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử có điểm đăng ký xét tuyển 17,5.
6 ngành khác có điểm đăng ký xét tuyển 17 là Hệ thống thông tin, Hệ thống thông (Hệ thống thông tin Việt - Anh), Công nghệ kỹ thuật Điện tử - Viễn thông, Truyền thông và mạng máy tính, Kế toán, Kinh tế xây dựng.
5 ngành có điểm đăng ký xét tuyển 16,5 là Quản trị kinh doanh, Quản trị kinh doanh (Quản trị kinh doanh Việt - Anh), Quản trị Marketing, Quản trị Tài chính và Đầu tư, Tài chính doanh nghiệp.
Và 11 ngành có điểm đăng ký xét tuyển 16, là Công nghệ kỹ thuật giao thông (Xây dựng Cầu đường bộ), Công nghệ kỹ thuật giao thông (Xây dựng Đường bộ; Xây dựng cầu hầm), Công nghệ kỹ thuật giao thông (Quản lý dự án công trình xây dựng), Công nghệ kỹ thuật giao thông (Xây dựng Đường sắt - Metro; Xây dựng đường thủy và công trình biển), Công nghệ kỹ thuật giao thông (Cầu đường Việt - Anh; Cầu đường Việt - Pháp), Công nghệ kỹ thuật xây dựng dân dụng và công nghiệp.
Cơ sở đào tạo tại Vĩnh Phúc và Thái Nguyên, tất cả các ngành đều có điểm nhận đăng ký xét tuyển là 15,5.
Trường ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội quy định mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển là 20 áp dụng cho ngành Y đa khoa và Dược học.
4 ngành có điểm nhận hồ sơ xét tuyển 18 (môn năng khiếu điểm nhân hệ số 2) là Thiết kế công nghiệp, Thiết kế đồ họa, Thiết kế nội thất, Kiến trúc.
Các ngành còn lại có mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển 15 bao gồm: Ngôn ngữ Anh; Ngôn ngữ Trung Quốc; Quản lý nhà nước; Quản trị kinh doanh; Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; Kinh doanh quốc tế; Tài chính - Ngân hàng; Kế toán; Luật kinh tế; Công nghệ thông tin; Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử; Công nghệ kỹ thuật ô tô; Công nghệ kĩ thuật điện, điện tử; Kỹ thuật công trình xây dựng; Công nghệ kỹ thuật môi trường; Quản lý tài nguyên và môi trường.