Kinhtedothi – Tình trạng sụt lún trên địa bàn huyện U Minh Thượng (Kiên Giang) diễn ra nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn. Nhiều tuyến đường hư hỏng làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân...
Ghi nhận của phóng viên Báo Kinh tế và Đô thị, nhiều khu vực, tuyến đường tại huyện U Minh Thượng bị sụt lún, sạt lở nghiêm trọng, có đoạn sụt lún từ 3 đến 4m. Điển hình như tỉnh lộ 965 có điểm bị sụt lún từ một nữa đến hai phần ba đường, đường kênh 15 có nhiều đoạn sụt lún hoàn toàn, gây khó khăn đi lại cho người dân. (Ảnh Hữu Tuấn)Tính đến nay trên địa bàn huyện U Minh Thượng ghi nhận 215 điểm sụt lún, sạt lở với tổng chiều dài 6.567m, gồm hơn 5.000m sạt lở và trên 1.560m rạn nứt, nguy cơ sạt lở cao. (Ảnh Hữu Tuấn)Đường tỉnh lộ 965 (đê bao ngoài) có 28 điểm, tổng chiều dài 645 m và đường giao thông nông thôn có 187 điểm, tổng chiều dài 5.922 m, tập trung trên địa bàn 2 xã An Minh Bắc và Minh Thuận.Theo thống kê, có 13 căn của người dân ở hai xã An Minh Bắc và xã Minh Thuận bị ảnh hưởng do sụt lún, ước thiệt hại hơn 2,1 tỷ đồng. (Ảnh Hữu Tuấn)437 căn nhà ở dọc theo các tuyến kênh của các hộ dân, nhà có nguy cơ sạt lở cao trong thời gian tới 57 căn cần phải di dời khẩn cấp đến nơi an toàn để tránh thiệt hại về tính mạng và tài sản của người dân. (Ảnh Hữu Tuấn)Người dân xã An Minh Bắc, huyện U Minh Thượng cho biết, khi trời mưa tình trạng sụt lún, sạt lở sẽ diễn ra nghiêm trọng hơn, nhất là những đoạn đường đã có dấu hiệu rạn nứt trước đó. Đoạn đường này vừa bị sụt lún cách đây 2 ngày. (Ảnh Hữu Tuấn)Trao đổi với phóng viên Báo Kinh tế và Đô thị, ông Nguyễn Quốc Khởi – Chủ tịch UBND huyện U Minh Thượng cho biết, tình trạng sụt lún ngày càng diễn ra nghiêm trọng và nặng nề. Nguyên nhân sụt lún do nắng nóng kéo dài, khô hạn và cả do cấu tạo địa chất. Năm nay tình trạng sụt lún nghiêm trọng hơn những năm trước. (Ảnh Hữu Tuấn)Ông Khởi cũng thông tin thêm, hiện tại địa phương đang khảo sát các điểm sụt lún, chỉ ước tính sơ bộ về hạ tầng giao thông đã thiệt hại gần trăm tỷ đồng, người dân bị ảnh hưởng đến việc tiêu thụ nông sản. Trong ảnh là cây cầu ở ấp Kênh 5, xã An Minh Bắc bị sụt lún 2 đầu, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn khi đi lại. (Ảnh Hữu Tuấn)Để hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại có thể xảy ra do sụt lún, sạt lở địa phương đã đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức cảnh giác của cộng đồng đối với khu vực nguy hiểm. Chính quyền đã vận động người dân đang sinh sống trong vùng nguy cơ sạt lở cao di dời đến nơi an toàn, cảnh giác cao khi xuất hiện những cơn mưa lớn đầu mùa. (Ảnh Hữu Tuấn)Ông Nguyễn Quốc Khởi cũng thông tin thêm, địa phương đang phối hợp với Sở NN&PTNT tỉnh khảo sát tình trạng sụt lún, sạt lở và hậu quả thiên tai gây ra để có các chính sách hỗ trợ người dân; vùng bị ảnh hưởng, ổn định cuộc sống, giảm thiệt hại lâu dài. (Ảnh Hữu Tuấn)Đối với các hộ nhà ở ven kênh (cặp mé lộ) trong khu vực vùng đệm, nguy cơ có thể xảy ra sụt lún, sạt lở, chính quyền phải vận động đi đến nơi an toàn và kiên quyết di dời đối với các căn nhà ở khu vực rạn nứt, nguy cơ sạt lở cao. Thường xuyên kiểm tra, dự báo, cảnh báo về tình hình sạt lở trong mùa khô 2024, hạn chế thấp nhất thiệt hại về con người, tài sản. (Ảnh Hữu Tuấn)Triển khai, thực hiện các biện pháp khắc phục tạm thời hậu quả do sụt lún, sạt lở gây ra đảm bảo cho việc lưu thông, vận chuyển hàng hóa của người dân. Cắm biển báo cấm ô tô vào các tuyến đường giao thông nông thôn bị sạt lở. Khu vực sạt lở và có nguy cơ sạt lở phải cắm biển cảnh báo, giăng dây, kẽ vạch, lắp đèn tín hiệu… để cảnh báo người dân. (Ảnh Hữu Tuấn)
Clip sụp lún, sạt lở nghiêm trọng tại huyện U Minh Thượng. (Clip: Hữu Tuấn)
Đường giao thông nông thôn Kênh 15 bị sụt lún chỉ còn mảng bê tông gây khó khăn cho người dân đi lại. (Ảnh Hữu Tuấn)Đường giao thông kênh 15 bị sụt lún có đoạn sâu đến 3m và hư hỏng hoàn toàn. (Ảnh Hữu Tuấn)
Kinhtedothi – Sáng 7/3, Công an tỉnh Kiên Giang cho biết, đơn vị đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án và thực hiện lệnh bắt bị can để tạm giam đối với ông Phạm Quốc Dân (SN 1977) nguyên Giám đốc Vườn Quốc gia U Minh Thượng về hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Kinhtedothi – Bước vào mùa khô 2023 -2024, nhiều hộ dân tại khu vực ven biển, hải đảo của tỉnh Kiên Giang trong tình trạng lo thiếu nước sạch sinh hoạt, hoặc chất lượng nước kém do bị nhiễm phèn, mặn. Chính quyền địa phương và người dân chuẩn bị ứng phó với tình trạng thiếu nước ngọt mùa khô.
Kinhtedothi – Ngày 12/3, ông Đinh Văn Ngoan – Phó Chi cục trưởng Chi cục đường thủy nội địa khu vực III cho biết, đơn vị vừa có văn bản thông báo về việc hạn chế giao thông đường thủy trên sông Cái Lớn thuộc huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang.
Kinhtedothi - Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh Bắc Giang vừa xử lý một lái xe đi ngược chiều trên đường cao tốc qua hình ảnh được đăng tải trên mạng xã hội.
Kinhtedothi - Ngày 3/4, UBND TP Móng Cái (Quảng Ninh) tổ chức Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng khu vực vòng xuyến trên tuyến đường dẫn cầu Bắc Luân II. Công trình không chỉ là một phần trong tổng thể quy hoạch của đại đô thị mà còn mang ý nghĩa chiến lược đối với hạ tầng giao thông của toàn TP.
Kinhtedothi - "Hình ảnh quá đẹp", "Xem mà tự hào là người Việt Nam quá" hay "Quá nhiều 'lực lượng' chung tay luôn" là những bình luận được dân mạng để lại dưới một đoạn video lan truyền trên mạng xã hội hôm 1/4.
Kinhtedothi - Ngày 2/4, UBND tỉnh Đồng Nai đã gửi văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét chấp thuận phương án đầu tư xây dựng cầu Mã Đà và đường kết nối với tỉnh Bình Phước, với quy mô 4 làn xe trong giai đoạn 1.
Kinhtedothi - Từ ngày 27/3/2025 đến ngày 1/4/2025, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Thái Bình ghi nhận 81 lượt phương tiện vi phạm Luật Giao thông đường bộ bị xử lý phạt nguội.