Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nhìn qua “Cửa sổ”, thấy một lối đi

Kinhtedothi - Họa sĩ Tạ Huy Long - người vừa "tạo sóng" trong làng mỹ thuật với minh họa...
Kinhtedothi - Họa sĩ Tạ Huy Long - người vừa "tạo sóng" trong làng mỹ thuật với minh họa cho một ấn bản "Dế mèn phiêu lưu ký" hết sức độc đáo - lại làm người đọc ngạc nhiên với "Cửa sổ". Một câu chuyện kể bằng tranh ngắn gọn, đơn giản, nhưng qua khung "cửa sổ" ấy, người ta thấy gợi mở một lối đi cho truyện tranh Việt.

Nhìn qua “Cửa sổ”

Quả là đã lâu mới lại thấy một cuốn truyện tranh giàu sức khơi gợi và kích thích trí tưởng tượng như thế hiện diện trong làng đọc. Khác hẳn những cuốn truyện tranh nhan nhản trên thị trường hiện nay, "Cửa sổ" chỉ 1 cuốn dài 82 trang nhưng mỗi trang lại là một tác phẩm hội họa hoàn chỉnh. Có vẻ như Tạ Huy Long đã vẽ thay cho chữ viết trong một cuốn nhật ký của cậu bé 10 tuổi sống trong khu Phố Cổ thời bao cấp.
Ấy là Hà Nội những năm 1980 với những căn hộ chật hẹp có những ô cửa sổ tít trên cao, những cậu bé, cô bé ngày một buổi đi học, một buổi bị nhốt trong nhà cho bố mẹ đi làm… Và cái ô cửa sổ nhỏ xinh kia chính là mối giao lưu của các "nhóc con" với thế giới bên ngoài. Như Tạ Huy Long nói: "Tuổi thơ trên phố của tôi vừa có phần tù túng, tối tăm, lại vừa có ánh sáng lung linh của trí tưởng tượng. Cái cửa sổ mà tôi không thể biết bên ngoài nó chứa thứ gì, càng khiến tôi tò mò và nghĩ ra đủ thứ quanh nó. Tôi không nhớ đã có bao nhiêu giấc mơ mà trong ấy tôi bay được và bay qua cái cửa sổ đó, bay rất cao và nhìn cả Hà Nội trải ra bên dưới". Và Hà Nội của anh nhìn từ ô cửa sổ ấy đã hiện lên với hình ảnh những mái ngói lô xô, tàu điện leng keng bên Bờ Hồ, những buổi sáng tấp nập bán mua, người hàng phố kháo nhau những thông tin đời sống… Hà Nội qua ô cửa sổ ấy còn là cuộc sống một thời đầy khó khăn với những căn phòng chật hẹp, những bếp dầu đun nấu, những vật dụng sinh hoạt nghèo nàn, cảnh người mẹ ngồi may thuê lúc đêm khuya… Nhưng, chính trong không khí sống có vẻ buồn tẻ ấy, cậu bé - mà ở đây chính là tác giả - lại tìm thấy ước mơ, dù kín đáo là chuyện Phạm Tuân bay vào vũ trụ trong lời bàn tán của người hàng phố. Và rõ ràng hơn là hình ảnh chú châu chấu khổng lồ đến đón cậu qua đường cửa sổ, rồi lúc trở về cậu mọc thêm đôi cánh. Như Tạ Huy Long chia sẻ: "Cái cửa sổ tự trổ ấy, nó là một cửa ngõ hứa hẹn tôi về một thế giới khác, nó như một tấm gương thần kỳ. Còn tại sao nó lại gắn với con châu chấu có khuôn mặt người ấy? Tôi cũng không rõ ràng lắm. Có lẽ với tôi, nó chỉ đơn giản là đôi cánh tự do".

 
Một tác phẩm trong Cửa số 1.
Một tác phẩm trong Cửa số 1.
Khởi nguồn từ một dự án

"Cửa sổ" bắt đầu từ một dự án do Đan Mạch tổ chức, ở đó, mỗi người tham gia được yêu cầu đưa ra một ấn tượng thời thơ ấu. Và Tạ Huy Long đã nghĩ đến cuốn truyện tranh dựa trên câu chuyện của chính anh khi sống trong căn hộ hơn 10m2 ở phố Hàng Bồ trên khu phố cổ Hà Nội. Tuy nhiên, ý tưởng đã định hình, song mãi đến khi tham gia workshop với các nhà văn, họa sĩ Đan Mạch, anh mới "khởi động" được dự án của mình. Và suốt 2 năm sau đó, với nhiều lần chỉnh sửa nội dung, phát triển tình tiết, thay đổi phác thảo tranh, cuốn truyện đã lên khuôn. Các tác phẩm được vẽ chủ yếu bằng màu nước - một thế mạnh của tác giả, mỗi bức là một tác phẩm hoàn chỉnh mang đầy không khí tuổi thơ.

Xưa nay người ta vẫn xem truyện tranh là sản phẩm dành cho thiếu nhi, nhưng tiếp xúc với "Cửa sổ" sẽ thấy không hẳn như thế. Cuốn sách cho người Hà Nội chút hoài niệm Phố Cổ, cho trẻ em khát vọng tuổi thơ, và người ta cũng có thể vui và bị cuốn hút với những chi tiết hư cấu mang yếu tố tâm linh…

Nghĩa là cuốn sách mang đầy đủ chất liệu của nghệ thuật truyện tranh, viết văn lẫn nghệ thuật hội họa. Đấy là chưa kể cái phong thái "rất Hà Nội", những lối sống và hình ảnh con người "rất Việt Nam" đã định hình rõ nét trong tác phẩm.

Tạ Huy Long nói rằng, anh không định kéo mọi người về hoài niệm hay đưa ra bài học gì, mà chỉ mong người đọc tìm được chút đồng điệu. Song đây chính là một gợi ý, một lối đi mở ra cho những người làm sách giữa lúc truyện tranh ngoại đang lấn át truyện tranh nội trên thị trường, giữa lúc sách cho thiếu nhi đang thiếu và yếu như hiện nay.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hà Nội còn có thêm một mùa...

Hà Nội còn có thêm một mùa...

30 Jun, 06:07 AM

Kinhtedothi -  Hà Nội luôn lưu dấu tim yêu những người đã từng sống ở mảnh đất này bởi phong vị riêng có. Mỗi góc phố, mỗi con đường đều gợi nhớ bao ký ức thân thương với bốn mùa mưa nắng. Và Hà Nội trong tôi còn có thêm một mùa, đó là mùa nhớ.

Câu chuyện cuộc sống: tiếng nói của trái tim

Câu chuyện cuộc sống: tiếng nói của trái tim

27 Jun, 06:32 AM

Kinhtedothi - Tuấn nhớ như in ngày hôm đó, bố mẹ bị lũ cuốn đi, cậu may mắn bám được vào một cành cây, phía dưới là dòng nước lũ đang chảy xiết. Tưởng chừng như mọi thứ trở nên bế tắc thì một bàn tay đã chìa ra cứu Tuấn.

Thong dong gánh Hè mát lành

Thong dong gánh Hè mát lành

25 Jun, 06:28 AM

Kinhtedothi - Hà Nội đâu chỉ có những tòa nhà cao chót vót, tiếng còi xe ngày đêm, những giờ tan tầm đường chật như nêm người, những quán xá đông đúc, ồn ào hay những ánh đèn nhà hàng, quán ăn sang trọng...

Chắp cánh tương lai

Chắp cánh tương lai

22 Jun, 06:30 AM

Kinhtedothi - Những ngày này, khắp các diễn đàn về học tập đều nổi lên cơn sốt điểm vào trường chuyên. Các bậc phụ huynh nóng lòng chờ đợi điểm thi, điểm chuẩn, bàn tán sôi nổi chuyện học trường nào, lớp nào,…3 năm trước, Hân cũng từng trải qua cảm giác như các các bậc phụ huynh có con thi vào lớp 10 năm nay.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ