Nhóm X-Pro “đấu tố” lẫn nhau về bảo vệ tê giác

Khang Nhi
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 25/6, trong khuôn khổ chiến dịch “Chấm dứt sử dụng sừng tê”, tổ chức...

Kinhtedothi - Ngày 25/6, trong khuôn khổ chiến dịch “Chấm dứt sử dụng sừng tê”, tổ chức CHANGE phối hợp cùng tổ chức Cứu trợ hoang dã (WildAid) và Quỹ Hoang dã Phi Châu (African Wildlife Foundation) sản xuất đoạn phim hài tình huống ngắn nhằm kêu gọi giới trẻ đồng hành bảo vệ tê giác với sự tham gia của nhóm X-Pro - Quán quân “Cười xuyên Việt - Tiếu lâm hội”.

Lần trở lại này không còn là những khung cảnh Bến Thượng Hải của thập niên 60 hay những gánh hát cũ kĩ, X-pro mang đến cho khán giả một trường quay của “60 Phút hở” với những màn đấu tố căng thẳng xung quanh câu hỏi: “Bảo vệ tê giác để làm gì?”
Đoàn làm phim về chiến dịch bảo vệ tê giác.
Nhóm X-Pro làm phim hài về chiến dịch bảo vệ tê giác.
Lấy chất liệu từ những vấn đề nóng của xã hội như những tranh cãi từ mạng xã hội, lối sống của giới trẻ, ê-kíp sản xuất và nhóm X-pro đã nói lên tình trạng nguy cấp của loài tê giác hoang dã và thực trạng sử dụng sừng tê giác ở Việt Nam. Qua đó gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh những người đã và đang sử dụng cũng như tin tưởng vào công dụng của sừng tê, khi theo các nghiên cứu khoa học thì nó thực chất chỉ có cấu tạo từ Keratin, giống như tóc, móng tay và móng chân con người.

Bằng việc sử dụng yếu tố hài hước để nói lên câu chuyện thời sự, đoạn “đấu tố” ngắn của X-pro đã mang lại không chỉ là những tiếng cười mà mang theo cả những thông điệp đầy tính nhân văn cho người xem.

Trong năm 2016 chiến dịch “Chấm dứt sử dụng sừng tê” vẫn còn tiếp diễn với nhiều hoạt động dành riêng cho giới doanh nhân như sự kiện công bố chữ ký “100 doanh nhân cam kết không sử dụng sừng tê” hoặc những hoạt động dành cho cộng đồng như “Tê giác và Nghệ thuật đường phố.” Hứa hẹn nhất chính là là sự kiện âm nhạc hoành tráng “Lễ hội hoang dã” sẽ tổ chức vào gần cuối năm 2016.

Những hoạt động này diễn ra với mong muốn nâng cao nhận thức cộng đồng về sự nguy cấp của loài tê giác và làm rõ những nhận thức sai lầm về sừng tê giác, từ đó mong muốn giảm thiểu số lượng tê giác bị săn bắn trái phép trên thế giới và cải thiện được uy tín của Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế vì Việt Nam và Trung Quốc hiện là hai quốc gia dẫn đầu về nhu cầu sừng tê giác.

Mời độc giả cùng xem đoạn phim hài về việc bảo vệ sừng tê giác do nhóm X-pro thể hiện:

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần