Nhu cầu họp online gia tăng, nhiều giải pháp công nghệ ra đời

Thu Nhung
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Năm 2020 biến động, nền kinh tế và đời sống xã hội bị ảnh hưởng nhiều mặt. Tại Việt Nam, “làn sóng mới” về phương thức giao tiếp không khoảng cách phát triển mạnh: họp trực tuyến, tương tác trên internet, kết nối qua màn hình…

Bối cảnh mới đặt ra thách thức cho các cơ quan, đơn vị hành chính cần nhanh chóng thay thế cho các cuộc họp truyền thống vốn có nhiều hạn chế về khoảng cách địa lý và ngân sách thực hiện. Trên thực tế, tính từ đầu tháng 10/2019 đến giữa tháng 4/2020, lượt tải xuống hàng tuần của các ứng dụng họp trực tuyến trên toàn cầu được ghi nhận tăng từ 5 triệu lượt lên 50 triệu lượt.

Họp trực tuyến ngày càng phổ biến

Với sự phát triển của khoa học công nghệ, hình thức họp trực tuyến ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Đây được xem là giải pháp mang tính thời điểm và dần trở thành một phương thức giao tiếp mới được các đơn vị áp dụng thường xuyên. Giao tiếp trực tuyến gồm rất nhiều hình thức như livestream (video trực tuyến), webinar (hội thảo trực tuyến) cùng các sự kiện khác kết nối người tham dự và tạo tương tác với đơn vị tổ chức thông qua internet.
 Nhiều sản phẩm công nghệ tiên phong được Samsung cung cấp cho thị trường, đáp ứng nhu cầu họp trực tuyến ngày càng đa dạng.
Điểm nổi bật của hình thức này là người tham gia kết nối với nhau qua màn hình. Dù khác vùng miền, quốc gia hay múi giờ, họ vẫn có thể cùng tham gia trao đổi công việc. Nhờ họp trực tuyến, những ý tưởng, quyết định được đưa ra nhanh chóng. Người dự họp không cần di chuyển xa hay tốn chi phí in ấn, tổ chức.

Hiện nay, họp trực tuyến phổ biến ở nhiều lĩnh vực: chính trị, quản lý nhà nước, kinh doanh, giáo dục, y tế, nghệ thuật… Sự bùng nổ “làn sóng mới” này đặt ra nhu cầu ngày càng cao về chất lượng hình ảnh, âm thanh hay khả năng tương tác trực quan để đảm bảo nội dung cuộc họp, hạn chế tình trạng bị ngắt quãng.

Nhiều giải pháp về thiết bị số

Cùng với sự phổ biến của các buổi họp trực tuyến, thị trường thiết bị công nghệ phục vụ cho phương thức giao tiếp này cũng trở nên nhộn nhịp với nhiều chủng loại sản phẩm, đáp ứng mọi nhu cầu của cơ quan, doanh nghiệp. Tùy vào diện tích phòng họp, số lượng người tham dự hay đặc thù của sự kiện, người tổ chức có thể lựa chọn các phương án màn hình hỗ trợ khác nhau. Tiêu biểu như chuỗi sản phẩm tiên phong của Samsung đang được nhiều đơn vị chọn sử dụng.

Là tập đoàn dẫn đầu về sản xuất màn hình chuyên dụng cùng rất nhiều giải thưởng quốc tế uy tín, Samsung cung cấp những sản phẩm đột phá dành cho các cơ quan hành chính, doanh nghiệp, giáo dục và nhiều lĩnh vực khác. Bảng tương tác Samsung Flip 2 mang đến sự linh hoạt không giới hạn, giúp người dùng nhanh chóng nắm bắt ý tưởng, dễ dàng chia sẻ với nhau, nâng cao năng suất và hiệu quả công việc.
 Bảng tương tác Samsung Flip 2 được sử dụng phổ biến trong các buổi họp, webinar…
Samsung Flip 2 có hai kích thước 55 và 65 inch với màn hình tương tác có độ nhạy cao phù hợp ứng dụng trong hội nghị trực tuyến. Sản phẩm có giá đỡ xoay ngang hoặc dọc tiện lợi, với chân đế bánh xe dễ dàng di chuyển và giúp tiết kiệm chi phí lắp đặt tại mỗi phòng riêng.

Bên cạnh đó, dòng màn hình ghép UHD Signage của Samsung gồm những khung hình đơn lẻ kích thước từ 43 tới 75 inch, cho phép tạo thành kích thước tùy ý. Màn hình có độ phân giải 4K, độ sáng 500 nits, hiệu suất hoạt động liên tục bền bỉ, với khả năng chống chói tốt, phù hợp trong mọi điều kiện ánh sáng.
 Màn hình ghép của Samsung là xu hướng được ứng dụng cho các hội nghị trực tuyến
Với nhu cầu hiện tại, các màn hình ghép hoặc màn hình tương tác như Samsung Flip 2 chính là sự lựa chọn hợp lí để tăng tính hiệu quả của các cuộc họp. Đây cũng là xu hướng công nghệ cho các cuộc họp, hội thảo trực tuyến trên thế giới giữa bối cảnh xã hội có nhiều sự thay đổi như năm 2020.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần