Trong khi đó, vấn đề nợ BHXH tại các DN ngày càng phức tạp. Các chuyên gia nhận định, nợ đọng BHXH sẽ được hạn chế nếu công tác khởi kiện sớm được “khai thông”.Nợ lãi nhiều hơn nợ gốcTheo thống kê của BHXH Việt Nam, tính đến hết ngày 31/3, số nợ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đã lên đến 14.019 tỷ đồng, tăng 933 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2016. Riêng số tiền nợ BHXH là 10.001 tỷ đồng, trong đó, nợ dưới 1 tháng là 1.946 tỷ đồng, nợ từ 1 tháng đến 6 tháng là 4.899 tỷ đồng, nợ dài hạn lên đến 3.647 tỷ đồng. Trưởng ban Thu, BHXH Việt Nam Nguyễn Trí Đại cho biết, hiện có nhiều DN đã giải thể, phá sản và chủ DN bỏ trốn với số nợ khoảng 200 tỷ đồng. Đặc biệt, tình trạng có thời gian nợ BHXH dài hạn tới hơn 100 tháng đang là một vấn đề nan giải. “Số nợ này từ vài tỷ tới hàng chục tỷ đồng. Thậm chí, nhiều DN tiền nợ lãi phát sinh còn lớn hơn cả số nợ gốc ban đầu. Nhiều đơn vị gửi văn bản tới BHXH Việt Nam xin miễn giảm số nợ BHXH, nhưng quy định của pháp luật không có điều này. Trong khi đó, các DN trên vẫn có giao dịch với cơ quan BHXH nên chưa thể đưa vào diện DN nợ BHXH và phá sản. Nhiều trường hợp, số tiền xử phạt vi phạm DN chậm trả chỉ vài chục triệu đồng không có tính răn đe với số tiền đang nợ tới hàng chục, hàng trăm tỷ đồng” – ông Đại cho hay.
Hướng dẫn người dân kê khai hồ sơ hành chính tại BHXH TP Hà Nội. Ảnh: Thùy Linh |