Những nhóm người không nên ăn cà tím
Người có tiền căn dị ứng, hen suyễn
Trong cà tím chứa một loại protein và một số chất chuyển hóa có tác dụng như histamin hàm lượng cao. Do đó, người bị hen suyễn, cơ địa dị ứng khi ăn vào rất dễ bị ngứa ở miệng, hoặc mẩn ngứa ngoài da, đặc biệt khi ăn phải cà tím chưa chín kỹ.
Người bị bệnh dạ dày
Cà tím là thực phẩm có tính hàn, nếu ăn nhiều có thể làm cho dạ dày cảm thấy khó chịu, gây ra tiêu chảy nặng. Vì vậy, những người đang gặp vấn đề ở dạ dày đặc biệt không nên ăn.
Người thể trạng yếu
Do cà tím có tính hàn nên những người yếu mệt hay thể trạng kém cũng không nên ăn nhiều và thường xuyên.
Người mắc bệnh thận
Những người mắc bệnh thận cũng không nên ăn cà tím bởi cà tím chứa lượng oxalate cao, đây vốn là loại axit có trong thực vật mà nếu được ăn quá nhiều thì dễ gây sỏi thận.
Người cao tuổi
Cà tím ít calo nên người cao tuổi và béo phì có thể ăn, tính hàn nên cũng thân thiện với những người bị rôm sảy, ung nhọt. Tuy nhiên, những người hen suyễn, bệnh dạ dày, lá lách không nên ăn.
Những lưu ý quan trọng khi ăn cà tím
Ăn nhiều cà tím dễ bị ngộ độc
Cà tím có một chất gọi là solanine, có tác dụng chống oxy hóa và ức chế tế bào ung thư. Tuy nhiên, cà tím lại có tác dụng kích thích mạnh mẽ lên các trung tâm hô hấp, có tác dụng gây mê, vì thế có thể gây ngộ độc cơ thể khi ăn quá nhiều.
Solanine không hòa tan trong nước đáng kể, vì vậy xào nấu, đun sôi và các phương pháp khác không thể được phá hủy được chất này. Cách dùng đúng là nên ngâm cà tím với một ít dấm hoặc muối trước khi chế biến hoặc dùng chanh và nên ăn kèm đa dạng các món khác để làm giảm hoạt tính của các chất này.
Cách tốt nhất để phòng ngừa ngộ độc solanine là kiểm soát lượng ăn vào. Nếu ăn khoảng 250 gram cà tím trong mỗi bữa ăn sẽ không gây ra bất kỳ sự khó chịu nào, vì vậy bạn không cần phải quá lo lắng.
Cà tím không thể ăn sống
Ăn cà tím sống là một cách ăn sai lầm. Vì trong cà tím sống có chứa chất độc solanine, một khi chất này vào cơ thể người sẽ gây mê trung tâm hô hấp. Nếu ăn cà tím sống với lượng lớn, hàm lượng solanine càng nhiều thì càng khiến triệu chứng ngộ độc nặng thêm.
Không nên gọt vỏ khi ăn
Chất dinh dưỡng trong cà tím không chỉ có ở phần thịt quả mà ngay ở phần vỏ cũng rất cao, đặc biệt là hàm lượng vitamin P. Nếu bạn vứt bỏ vỏ của cà tím khi ăn thì điều này đồng nghĩa với việc bạn đã vứt bỏ một nửa lượng vitamin P từ cà tím. Vì vậy, khi ăn cà tím, chúng ta nên giữ nguyên phần vỏ, rửa sạch rồi cứ thế chế biến và tiêu thụ.
Không ăn cà tím cùng thực phẩm có tính hàn
Không nên ăn cà tím kèm các loại thức ăn có tính hàn khác như cua ghẹ, hải sản, thịt vịt, ngan, ếch, ốc… vì rất dễ gây rối loạn tiêu hóa. Nên dùng nhiệt ở mức vừa khi chế biến cà tím, nhiệt độ quá cao hoặc việc chiên với nhiều dầu sẽ làm giảm 50% giá trị dinh dưỡng của cà tím. Trừ khi chế biến bằng cách nướng trực tiếp trên bếp than thì bỏ vỏ, ngoài ra nên ăn cà tím luôn vỏ để tận dụng được nguồn dinh dưỡng.