80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đà Lạt: hơn 800 người tham gia tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm

Kinhtedothi - Ngày 25/4, Phòng Y tế TP Đà Lạt (TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) tổ chức lớp tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm cho hơn 800 người trực tiếp sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể trên địa bàn TP Đà Lạt năm 2025.

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Văn Côi, Trưởng Phòng Y tế TP Đà Lạt phát biểu khai mạc lớp tập huấn.

Trong thời gian 1 buổi, học viên tham gia tập huấn với các nội dung, gồm: các mối nguy ô nhiễm vào thực phẩm; điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm; phương pháp bảo quản an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm; thực hành tốt vệ sinh an toàn thực phẩm; giới thiệu cơ bản các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm, trong đó có quy trình thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm...; các phụ lục về hướng dẫn thực hiện chế độ kiểm thức ba bước và lưu mẫu thức ăn đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, gồm: kiểm tra trước khi chế biến thức ăn, khi chế biến thức ăn và kiểm tra trước khi ăn, mẫu biểu lưu mẫu thức ăn và hủy mẫu thức ăn…

Các đại biểu và học viên tham gia lớp tập huấn về an toàn thực phẩm cho người trực tiếp sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể trên địa bàn TP Đà Lạt năm 2025.

Thực tế, trong năm 2024 vừa qua, Phòng Y tế TP Đà Lạt cùng đoàn liên ngành TP Đà Lạt đã tổ chức kiểm tra 3.546 cơ sở, qua đó phá hiện 78 cơ sở vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm và xử phạt với số tiền gần 300 triệu đồng. Tuy nhiên, trên địa bàn TP Đà Lạt hoạt động sản xuất kinh doanh thực phẩm vẫn chủ yếu là hộ cá thể, nhỏ lẻ, phân tán, nhận thức về an toàn thực phẩm của một bộ phận người dân, người sản xuất kinh doanh vẫn hạn chế, ô nhiễm thực phẩm và ngộ độc vẫn tiềm ẩn ở nhiều khâu, từ nơi sản xuất đến nơi chế biến, bảo quản và tiêu dùng.

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Văn Côi - Trưởng Phòng Y tế TP Đà Lạt, cho biết: “Xuất phát từ yêu cầu thực hiện đó, Phòng Y tế TP Đà Lạt tổ chức tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm nhằm giúp các cơ sở kinh doanh nắm vững quy định pháp luật, nâng cao nhận thức và đảm bảo tuân thủ nghiêm túc các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm. Thông qua tập huấn, các học viên được lắng nghe, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn để áp dụng hiệu quả hoạt động kinh doanh, góp phần đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn TP Đà Lạt”.

Đặc sắc và hào hùng Lễ kỷ niệm 50 năm giải phóng Lâm Đồng- Đà Lạt

Đặc sắc và hào hùng Lễ kỷ niệm 50 năm giải phóng Lâm Đồng- Đà Lạt

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bài cuối: Nền tảng là niềm tin của Nhân dân

Bài cuối: Nền tảng là niềm tin của Nhân dân

18 Jul, 05:04 AM

Kinhtedothi - Với 3 bài viết, trong các vấn đề được trình bày, chúng tôi đã phần nào làm rõ những khoảng tối tồn tại trong thời gian qua dẫn đến thực trạng thực phẩm bẩn, hàng giả hoành hành, ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi người tiêu dùng và sự an toàn của xã hội. Đã đến lúc cần quyết liệt loại trừ thực phẩm bẩn, hàng giả ra khỏi đời sống.

Bài 3: Không có “vùng cấm” trong xử lý vi phạm

Bài 3: Không có “vùng cấm” trong xử lý vi phạm

17 Jul, 05:47 AM

Kinhtedothi - Trước tình hình hoạt động mua bán, vận chuyển hàng cấm, buôn lậu, sản xuất, vận chuyển, lưu thông hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ xuất xứ, vi phạm bản quyền, vi phạm sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa… diễn biến phức tạp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chỉ đạo thành lập tổ công tác đặc biệt và mở đợt tấn công cao điểm trên phạm vi toàn quốc.

Bài 2: Những lỗ hổng, “con voi” chui lọt

Bài 2: Những lỗ hổng, “con voi” chui lọt

16 Jul, 10:07 AM

Kinhtedothi - Thực phẩm bẩn, hàng giả không thể ngang nhiên tồn tại, lưu thông nếu cơ quan chức năng siết chặt quản lý. Những “cánh cửa” cấp phép, kiểm tra, hậu kiểm… nhiều khi đã bị vô hiệu hóa bởi một bộ phận cán bộ thoái hóa, biến chất, bị mua chuộc hoặc ngó lơ có chủ đích. Khi người dân mua phải thực phẩm bẩn, hàng giả, đặc biệt là thuốc giả, thực phẩm chức năng (TPCN} giả, không chỉ sức khỏe bị tổn hại, tính mạng bị đe dọa, mà hơn thế, niềm tin vào thể chế, vào hệ thống quản lý Nhà nước bị tổn hại nghiêm trọng.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ