Giá trị dinh dưỡng từ sầu riêng
Sầu riêng là một loại trái cây nhiệt đới, có nguồn gốc từ Đông Nam Á, nổi tiếng với biệt danh là “vua của các loại trái cây”. Mặc dù hương vị của sầu riêng khá nặng và nồng, nhưng nó lại chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn hầu hết các loại trái cây khác.
Trong 243 gram sầu riêng sẽ cung cấp:
- Calo: 357
- Chất xơ: 9 gram
- Carb: 66 gram
- Chất béo: 13 gram
- Protein: 4 gram
- Vitamin B6: 38% của DV (giá trị dinh dưỡng hàng ngày)
- Vitamin C: 80% của DV
- Thiamine: 61% của DV
- Kali: 30% của DV
- Mangan: 39% của DV
- Riboflavin: 29% của DV
- Folate: 22% của DV
- Niacin: 13% của DV
- Đồng: 25% của DV
- Magiê: 18% của DV
Nhờ vào bảng thành phần dinh dưỡng này mà sầu riêng đã trở thành một trong những loại trái cây bổ dưỡng nhất trên thế giới. Bên cạnh đó, nó còn chứa các hợp chất thực vật có lợi như carotenoids, anthocyanin, polyphenol và flavonoid.
Lợi ích từ sầu riêng mang đến cho sức khỏe
- Hỗ trợ tiêu hóa: Sầu riêng chứa hàm lượng chất xơ cao, rất cần thiết cho chức năng của nhiều hệ thống trong cơ thể, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Giúp giảm các tình trạng như táo bón và tắc nghẽn trong ruột, các vấn đề như chướng bụng, đầy hơi, ợ chua, chuột rút và khó tiêu có thể được giảm bớt.
Ăn sầu riêng thường xuyên có thể giúp cải thiện quá trình tiêu hóa.
- Sức khỏe tim mạch: Sầu riêng có thể hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Chất xơ của nó giúp giảm lượng cholesterol trong máu bằng cách loại bỏ cholesterol LDL (cholesterol xấu) ra khỏi cơ thể và nhanh chóng loại bỏ chúng dưới dạng chất thải trước khi nó có thể gây ra bất kỳ tổn thương nào cho hệ thống tim mạch dưới dạng tích tụ mảng bám.
- Giảm huyết áp: Sầu riêng rất giàu kali, là một phần không thể thiếu trong quá trình cân bằng muối và chất lỏng trong khắp các tế bào của cơ thể. Giúp các mạch máu có thể thư giãn, giảm căng thẳng cho hệ thống tim mạch và nguy cơ phát triển các bệnh như xơ vữa động mạch, đau tim và đột quỵ.
- Chống lão hóa: Sầu riêng có đặc tính chống oxy hóa bắt nguồn từ vitamin và thành phần hóa học hữu cơ.
Ăn sầu riêng có thể thúc đẩy cơ thể bạn loại bỏ các gốc tự do có hại, làm giảm nguy cơ lão hóa sớm và trì hoãn sự xuất hiện của các triệu chứng như nếp nhăn, đốm đồi mồi, thoái hóa điểm vàng, rụng tóc, rụng răng, viêm khớp và bệnh tim
- Điều trị chứng mất ngủ: Chất tryptophan (axit amin quan trọng trong giấc ngủ) khi đi vào não sẽ được chuyển đổi thành serotonin, mang lại cảm giác thư giãn và hạnh phúc. Khi đó, serotonin dư thừa sẽ giải phóng melatonin vào máu, khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi và cuối cùng là gây ngủ.
Sầu riêng cũng chứa axit amin tương tự như vậy.
- Cải thiện sức khỏe xương: Sầu riêng là một nguồn cung cấp magiê, kali, mangan và đồng tuyệt vời, tất cả đều đóng vai trò không thể thiếu trong việc phát triển và duy trì sức mạnh và độ bền của xương. Kali làm tăng hiệu quả hấp thụ chất dinh dưỡng của các tế bào, đồng thời cải thiện sức khỏe của xương. Những khoáng chất thiết yếu trên giúp ngăn ngừa sự phát triển của bệnh loãng xương.
- Điều trị chứng thiếu máu: Sầu riêng chứa một số khoáng chất khác nhau, bao gồm cả hàm lượng axit folic cao, là một thành phần thiết yếu trong việc sản xuất tế bào hồng cầu (RBC). Ngoài ra, sầu riêng là một nguồn cung cấp sắt và đồng, hai thành phần thiết yếu khác của tế bào hồng cầu, giúp hỗ trợ các triệu chứng thiếu máu có thể giảm bớt như: Khó tiêu, đau nửa đầu, mệt mỏi, lo lắng,...
Những ai không nên ăn sầu riêng?
Dù sầu riêng là một trong những loại trái cây bổ dưỡng nhất trên thế giới, nhưng các chuyên gia khuyến cáo một số người không nên ăn sầu riêng vì có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ.
- Người có cơ địa nóng, nhạy cảm: Trong Đông y, sầu riêng là loại thực phẩm nóng, nên ăn quá nhiều sẽ xảy ra tình trạng nóng trong và xuất hiện triệu chứng như ngộ độc. Vì vậy người có thể trạng nóng không nên ăn sầu riêng.
Ngoài ra, sầu riêng nóng và gây đờm nên những người đau họng, ho hay bị cảm lạnh, âm hư và khí quản nhạy cảm, người đang bị táo bón, trĩ không thích hợp ăn sầu riêng.
- Bệnh nhân suy thận: Sầu riêng chứa một lượng lớn kali hoàn toàn không tốt cho người bị thận. Khi lượng kali trong máu cao vượt quá 6,5mmol/l sẽ làm tim đập loạn nhịp, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến nguy cơ đột quỵ.
- Bệnh nhân u nang buồng trứng: Tính nóng và chất dinh dưỡng của sầu riêng có thể khiến u nang buồng trứng tiếp tục phát triển, từ đó chèn ép các bộ phận khác của buồng trứng. Điều này có thể gây chảy máu hoặc thậm chí là xoắn u nang, đặc biệt có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Vậy nên những bệnh nhân u nang buồng trứng tuyệt đối không nên ăn sầu riêng.
- Bệnh nhân tim mạch và mạch máu não: Sầu riêng có thể gây tắc nghẽn mao mạch, nặng hơn có thể gây vỡ mạch máu, đột quỵ và các hiện tượng khác. Vậy nên tất cả những bệnh nhân mắc bệnh tim mạch và mạch máu não đều không thích hợp ăn sầu riêng.
- Bệnh nhân tiểu đường, cao huyết áp: Sầu riêng là loại quả có chỉ số đường rất cao, lên đến 70%. Sầu riêng còn giàu calo và cholesterol, nên ngay sau khi ăn sầu riêng xong, đường huyết của bạn sẽ tăng cao. Vì vậy đây là loại quả phải kiêng đối với bệnh nhân tiểu đường, người béo phì, bệnh nhân huyết áp cao và người có chỉ số cholesterol máu cao.
- Bệnh nhân mắc bệnh ngoài da: Sầu riêng có tác dụng đại bổ và tính nóng nên những người đang gặp vấn đề về da cần kiêng kỵ. Ăn sầu riêng sẽ khiến các vết mẩn đỏ trên da của bạn thêm nghiêm trọng.
- Phụ nữ mang thai: Lượng đường trong sầu riêng khá cao, bên cạnh đó sầu riêng còn là thực phẩm nóng, nếu bà bầu ăn sầu riêng có thể gây nên chứng đầy hơi, khó tiêu và bốc hỏa do tăng huyết áp. Điều này sẽ có hại cho thai nhi.