Những bất thường hay gặp ở "núi đôi"

Anh Đào/tieudung.vn
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ứa dịch đầu vú, bướu ở ngực, nhũ hoa bị lao... là những dấu hiệu bất thường có thể gặp ở núi đôi.

Cấu tạo vú của phụ nữ trưởng thành

Bạn cần thận trọng với dấu hiệu bất thường ở núi đôi. Nguồn ảnh: Internet 
Bạn cần thận trọng với dấu hiệu bất thường ở núi đôi. Nguồn ảnh: Internet 

Cấu tạo vú là do mô liên kết, mô mỡ và dây chằng cooper. Vú bao gồm có cấu tạo ngoài và trong vú:

Cấu tạo ngoài của vú bao gồm: Núm vú (có hình dẹt, hình nón, trụ. Màu sắc phụ thuộc vào sắc tố da và độ mỏng của da.  Có khoảng 15-25 ống dẫn sữa và xoang chạy xuyên qua núm vú và mở ra ở đầu vú). Quầng vú (đó là vùng da sậm có đường kính 2 - 6cm ở đầu vú.  Da của quầng vú có nhiều nốt nhỏ, phía dưới là các tuyến nhờn Montgomery). Da (vùng da mỏng bao quanh các mô tuyến của ngực. Vùng da này yếu và thường dễ biến dạng, đặc biệt là sau thời gian cho con bú).

Cấu tạo trong của vú bao gồm: Lớp mỡ dưới da (chiếm tới 90% thể tích bầu ngực và định hình dáng và độ mềm mại của bầu vú). Thùy tuyến vú (2 bên vú được chia thành các thùy thuộc mô tuyến, nơi sản xuất sữa, và mỗi một thùy này chứa 15-25 ống dẫn sữa). Ống dẫn sữa (các ống này chạy tới núm vú. Mỗi ống dẫn sẽ mở rộng ra thành những túi tập hợp sữa ngay phía sau núm vú). Cơ ngực lớn ( nằm ngay trước xương sườn và nó như một lớp đệm cho bầu ngực của người phụ nữ).

Bất thường hay gặp ở núi đôi 

Ứa dịch đầu vú

Ứa dịch đầu vú thật là chất dịch từ ống dẫn sữa tiết ra. Ứa dịch đầu vú giả thường gặp ở người núm vú lõm, do tế bào biểu bì núm vú tróc rụng tích tụ tại chỗ lõm, gây ra một ít dịch như bã đậu phụ tiết ra, thường có mùi hôi; một khi kéo chỗ lõm ra, đảm bảo sạch sẽ tại chỗ, “dịch ứa” sẽ biến mất.

Ứa dịch đầu vú một bên hay hai bên

Ứa dịch đầu vú hai bên mang tính sinh lý, tỉ như ngưng bú trong một năm, phần đông phụ nữ vẫn sẽ có một ít sữa tiết ra. Thời kỳ cuối thai nghén, đôi vú một số thai phụ có thể nặn ra một ít sữa đầu màu nhạt. Một số ít phụ nữ sau cơn khoái cảm mạnh, do mạch máu bầu ngực sung huyết nhiều, bộ ngực căng to, núm vú nhô lên, cũng sẽ xuất hiện ứa dịch thời gian ngắn. Phụ nữ bước vào tuổi mãn kinh, do rối loạn nội tiết tố cũng sẽ làm cho một số chị em bài tiết ra một ít sữa. Tất cả tình huống trên đều thuộc sinh lý, không phải bệnh lý.

Tuy nhiên, ứa dịch đầu vú hai bên cũng có thể là bệnh lý, tỉ như “hội chứng ứa dịch - bế kinh”, do khối u thùy não dưới gây ra, ngoài việc ứa dịch kèm có triệu chứng hết kinh; đau đầu; nhìn mờ; prolactin trong máu tăng cao…, bệnh này có thể chẩn đoán bằng chụp cắt lớp vùng não (CT) để chẩn đoán xác định. Còn có một loại ứa dịch đầu vú hai bên gặp ở số ít người bệnh tăng sinh tuyến vú.

Bướu ở ngực

Đôi khi chúng ta sờ ngực thấy một vài cục tròn, láng, có kích thước lớn nhỏ khác nhau ở một bên hoặc cả hai bên. Điều này không có gì đáng lo ngại vì đó chỉ là loại bướu rất lành thường gặp ở các thiếu nữ (bướu sợi tuyến).

Đối với loại bệnh này, chỉ cần thực hiện chích thuốc tê và mổ lấy bướu ra là được. Nếu vài tháng hoặc vài năm sau có một cục mọc ở chỗ khác bên ngực đó hoặc bên kia thì vẫn là bướu sợi tuyến mọc thêm và lành tính mà thôi.

Ngực bị tích nước (trong vú có nước)

Khi ngực bỗng xuất hiện một cục cứng, kích thước lớn nhỏ không đều, có thể bé bằng đầu ngón tay cái hoặc to như trái quýt, kèm theo tình trạng đau ê ẩm thì đó là một nang vú. Số lượng nang nhiều hay ít tùy người và tùy lúc.

Việc siêu âm chẩn đoán nang vú khá chính xác và thường nang không diễn biến thành ung thư nên chỉ cần chọc nhẹ vào đó, chích nước đục, bóp xẹp hoàn toàn thì sẽ khỏi.

Nhũ hoa bị lao

Lao vú do vi trùng lao gây ra. Triệu chứng dễ nhận thấy là một bên ngực bị viêm, da ửng đỏ, đau nhẹ ở vú, sau đó đau như kim châm. Có thể sờ thấy một cục u ở vú, kèm theo triệu chứng của bệnh lao như sốt, ớn lạnh về chiều.

Chỗ viêm lao nếu không điều trị sẽ xì ra một chất giống mủ, sau đó xẹp và lành để lại vết sẹo xấu. Tình trạng này lặp đi lặp lại, tạo ra nhiều vết tích làm nhũ hoa thay đổi hình dạng, có khi xẹp hẳn.

Lao vú tuy hiếm nhưng nếu xác định bệnh chính xác thì điều trị rất hiệu quả. Viêm lao dễ nhầm với ung thư hay áp xe vú.

Vì vậy, bác sĩ Mèo khuyên em tốt nhất nên đến bệnh viện chuyên khoa nội tiết để khám trực tiếp, từ đó nhận được chẩn đoán và chỉ định điều trị chính xác đối với trường hợp của mình.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần