Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Ngoại thành Hà Nội:

Những bước chân bỡ ngỡ, mới lạ ngày đến trường

Kinhtedothi – Sáng nay (10/2), học sinh cấp tiểu học và lớp 6 ngoại thành Hà Nội đã được đến trường học trực tiếp. Những bản nhạc rộn rã reo vang, ánh mắt rạng rỡ trong lời hỏi thăm ân cần của thầy cô đã tạo cho học sinh cảm giác ấm áp và thân thuộc.

Công tác tổ chức cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 ngoại thành Hà Nội đi học được triển khai tương tự như các lần trước trên nguyên tắc đảm bảo phòng dịch chặt chẽ. Ngoài chương trình, kế hoạch dạy học; các nhà trường phải có phương án ứng phó trong các tình huống bất ngờ, đặc biệt khi phát hiện F0 trong trường học.

Trường Tiểu học Liên Bạt, huyện Ứng Hoà nhộn nhịp bước chân học sinh sáng 10/2 (Ảnh: Lại Tấn)
Trường Tiểu học Liên Bạt, huyện Ứng Hoà nhộn nhịp bước chân học sinh sáng 10/2

Đối tượng đi học lần này là các học sinh chưa được tiêm vaccine ngừa Covid- 19 nên công tác tuyên truyền với phụ huynh học sinh được các trường học thực hiện từ chiều mùng 5/2 (tức mùng 5 Tết Nguyên đán- ngay khi UBND TP Hà Nội có văn bản đồng ý với đề xuất cho học sinh tiểu học, lớp 6 đến trường của Sở GD&ĐT Hà Nội); do đó tạo được sự đồng thuận lớn. Ghi nhận của phóng viên báo Kinh tế & Đô thị cho thấy, sáng 10/2, học sinh đi học khá đầy đủ với tâm trạng háo hức, phấn khởi. 

Học sinh rửa tay ngay khu vực cổng vào (Ảnh: Lại Tấn)
Học sinh rửa tay ngay khu vực cổng vào (Ảnh: Lại Tấn)

Ở 18 huyện, thị xã, học sinh hầu hết là công dân cư trú tại địa bàn nên việc di chuyển đến trường khá đơn giản. Với các em từ lớp 3 trở lên đã có thể đi xe đạp đến lớp nhưng do thời tiết mưa lạnh, lại là buổi đầu tiên đến trường sau thời gian dài học trực tuyến nên sớm hôm nay, các phụ huynh đã cố gắng sắp xếp thời gian đưa con đến lớp.

Phụ huynh sắp xếp đưa con đi học sau thời gian dài học trực tuyến
Phụ huynh sắp xếp đưa con đi học sau thời gian dài học trực tuyến ( Ảnh: Lại Tấn)

Tại cổng và sân các trường học, thu hút sự chú ý hơn cả là các em lớp 1. Những đôi mắt trong veo, dáng người bé nhỏ rời vòng tay mẹ để theo cô vào lớp; có em nhút nhát, khóc theo mẹ nhưng đa phần đều rất tự tin. Các em được hướng dẫn rửa tay, đo thân nhiệt và được cô giáo cẩn thận đưa lên tận lớp.

Giáo viên đo thân nhiệt, hướng dẫn học sinh vào lớp (Ảnh: Lại Tấn)
Giáo viên đo thân nhiệt, hướng dẫn học sinh vào lớp (Ảnh: Lại Tấn)

“Với lứa tuổi tiểu học, đặc biệt lớp 1, lớp 2 thì công tác phòng chống dịch là nội dung quan trọng nhất được nhà trường quan tâm. Giáo viên chủ nhiệm xác định sẽ rất vất vả trong tuần đầu các em đến lớp bởi vừa phải dỗ dành, hướng dẫn, rèn luyện về cả ý thức, nền nếp học tập, vừa phải củng cố các nội dung kiến thức. Dù vậy, tất cả giáo viên đều rất vui và tin tưởng mọi việc sẽ suôn sẻ, hanh thông và mang lại kết quả tốt đẹp”- cô Nguyễn Thị Hoài Thu, giáo viên lớp 1 trường Tiểu học Trần Phú, huyện Chương Mỹ chia sẻ.

Ở khu vực ngoại thành, trường cấp 1 và cấp 2 thường ở liên nhau nên dù là học sinh lớp 6 nhưng Nguyễn Thu Yến, trường THCS Bát Tràng (huyện Gia Lâm) không mấy lạ lẫm khi đi học trực tiếp buổi đầu. Nhà cách trường gần 2km, em dậy sớm ăn sáng và đạp xe đến lớp để buổi trưa chủ động về nhà. Trong cặp của em ngoài sách vở, đồ dùng học tập còn có khẩu trang dự phòng, nước sát khuẩn mini và bình nước. Trước khi đến lớp, em được bố mẹ và thầy cô giáo dặn rất kỹ về việc không túm năm tụm ba, ra chơi ngồi tại chỗ, tan học về thẳng nhà, không sang nhà bạn… để đảm bảo an toàn phòng chống dịch.

Trong Công điện mới nhất của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn về việc đi học trực tiếp có nhấn mạnh nhiều nội dung; trong đó yêu cầu các nhà trường phổ biến quy định về học tập và sinh hoạt tại trường cho học sinh đầu cấp; tổ chức các hoạt động để tạo hứng thú và trạng thái thoải mái cho các em; hướng dẫn kiến thức phòng dịch, những việc cần làm; nguyên tắc cần tuân thủ trong phòng dịch để bảo vệ bản thân và cộng đồng. Bên cạnh đó các trường cần tổ chức tư vấn, hỗ trợ tâm lý cho học sinh; tăng cường sự tương tác, gắn kết giữa các học sinh trong lớp học; tuyệt đối không được để xảy ra việc kỳ thị đối với các trường hợp không may bị F0. Công điện này đã được gửi đến các trường học tại Hà Nội và đều được nghiêm túc thực hiện.

Sẵn sàng đón học sinh tiểu học, lớp 6 đến trường buổi đầu tiên

Sẵn sàng đón học sinh tiểu học, lớp 6 đến trường buổi đầu tiên

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bảo đảm quyền của giáo viên, học sinh

Bảo đảm quyền của giáo viên, học sinh

25 Jun, 04:45 AM

Kinhtedothi - Vấn đề dạy thêm, học thêm (DTHT) một lần nữa làm nóng tại nghị trường Quốc hội. Đề cập giải pháp quản lý hoạt động này, Bộ GD&ĐT tiếp tục nêu đề xuất đưa dạy thêm trở thành ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Dư luận đồng thuận cho rằng phải quản lý tốt việc DTHT tránh tràn lan, gây hệ lụy lâu dài cho xã hội và nâng cao chất lượng giáo dục

Bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề: càng sớm càng tốt

Bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề: càng sớm càng tốt

24 Jun, 05:45 AM

Kinhtedothi - Kỳ thi vào lớp 10 hàng năm áp lực, căng thẳng, được đánh giá là "khó hơn thi vào đại học". Vậy nên, dư luận, phụ huynh, học sinh đều bày tỏ sự đồng tình rất lớn với đề xuất của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) về việc xem xét bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề để sớm chấm dứt kỳ thi kinh hoàng vào lớp 10.

Để chính sách đi đường dài

Để chính sách đi đường dài

18 Jun, 06:04 AM

Kinhtedothi - Chính sách miễn, hỗ trợ học phí là bước tiến dài trên hành trình bảo đảm quyền tiếp cận giáo dục công bằng, toàn diện cho mọi người dân. Vui mừng, háo hức, muốn đẩy nhanh tiến độ thực hiện là điều ai cũng muốn nhưng vẫn còn đó không ít trăn trở, đòi hỏi phải có sự cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng.

Nhân văn và công bằng

Nhân văn và công bằng

13 Jun, 04:37 AM

Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội dự kiến chi hơn 3.000 tỷ đồng hỗ trợ bữa ăn bán trú cho khoảng 768.000 học sinh tiểu học cả công lập và tư thục trong năm học 2025 - 2026. Chính sách này không chỉ thể hiện sự quan tâm thiết thực của TP đối với học sinh mà còn nhận được sự đồng thuận từ đông đảo phụ huynh và Nhân dân Thủ đô.

Tạo cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp

Tạo cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp

28 May, 05:39 AM

Kinhtedothi - Chia sẻ với phóng viên Báo Kinh tế & Đô thị, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội Trần Thanh Bình đánh giá, Luật Thủ đô năm 2024 có hiệu lực, đi vào cuộc sống, đã tạo nhiều điều kiện, hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) phát triển, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ