Tuy nhiên, một thực tế đang xảy ra là ở nhiều cánh đồng, nhất là khu vực các vùng bãi chưa có lưới điện khiến cho sản xuất của người dân gặp không ít khó khăn.
Dùng máy nổ bơm nước cho rau
Về xã Thanh Đa, huyện Phúc Thọ, một trong những vùng rau an toàn (RAT) lớn của TP, điều làm chúng tôi ngạc nhiên là trên cánh đồng dù đã được đầu tư xây dựng trạm biến áp, hệ thống lưới điện, hệ thống đường ống phun nước nhưng người dân vẫn phải dùng máy bơm và máy nổ để bơm nước tưới rau. Chị Nguyễn Thị Tuyết, thôn Phú An có 3 sào trồng rau tại xứ đồng Chỉ Thiên chia sẻ: "Sản xuất rau ở đây vất vả, nhất là khâu tưới. Do ở xa khu dân cư nên gia đình tôi phải dùng máy nổ, trung bình mỗi lần tưới hết khoảng 60.000 đồng tiền xăng".
Tìm hiểu được biết, hầu hết, các hộ sản xuất rau đều phải khoan giếng, xây 1 hố chứa nước dự trữ và trang bị máy bơm cùng với đường ống dẫn nước. Ở khu vực ngoài bãi xa khu dân cư, người dân phải tự trang bị máy nổ, mỗi lần tưới rau trung bình cần đến 1,5 lít xăng/sào (tương đương với trên 30.000 đồng/sào). Như vậy để có nước tưới rau, tổng chi phí ban đầu mỗi hộ phải đầu tư từ 5 - 6 triệu đồng. Đó là chưa kể người dân phải bỏ ra nhiều công sức vì mỗi lần tưới phải vận chuyển máy, đường ống từ nhà ra để lắp đặt và vận hành, sau khi tưới xong lại phải thu gọn ống và máy bơm để mang về. "Các loại máy bơm và đường ống này cũng có tuổi thọ ngắn, chất lượng không đồng đều nên chỉ sử dụng được vài năm là phải thay thế" - anh Đỗ Văn Giáp, một hộ trồng rau khu Bãi Nổi, thôn Phú An cho biết.
Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp thôn Phú An, xã Thanh Đa Hoàng Văn Tùng chia sẻ, theo quy hoạch, khu sản xuất RAT thôn Phú An được đầu tư xây dựng trạm biến áp và đường lưới điện với mức kinh phí hơn 1 tỷ đồng, song phải đến tháng 1/2014, hạng mục này mới hoàn thiện. Tuy nhiên, trạm vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu vận hành hệ thống tưới nên việc sản xuất của nông dân vẫn gặp nhiều khó khăn. Điều đáng nói là do phải chờ hệ thống điện quá lâu nên nhiều hạ tầng phục vụ sản xuất như hệ thống thủy lợi, ống dẫn nước đã bị xuống cấp. Ngay sau khi trạm biến áp, hệ thống lưới điện hoàn thiện, HTX Nông nghiệp Phú An
Người dân xã Thanh Đa, huyện Phúc Thọ phải sử dụng máy nổ để bơm nước tưới rau. Ảnh: Bình Minh
|
Mặc dù dự án sản xuất rau an toàn tại địa phương đã được TP triển khai từ năm 2012, nhưng đến nay vẫn chưa có hạng mục kỹ thuật nào được xây dựng, từ trạm biến áp, lưới điện, đường ống dẫn nước... Để có điện vận hành máy bơm, người dân phải lắp ổ cắm trên những thanh tre tạm bợ và dòng dây điện từ các hộ dân trong xóm ra ngoài đồng. Ông Trương Văn Thịnh - Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp xã Vân Phúc, huyện Phúc Thọ |
đã tiến hành vận hành thử hệ thống tưới phun nhưng tạm thời phải dừng lại vì hệ thống không đảm bảo yêu cầu (phun nước không đều, chỗ có chỗ không). Ông Tùng giải thích, nguyên nhân là do khi triển khai đề án RAT, hệ thống đường ống chờ đã được lắp đặt sẵn (từ năm 2010), đến nay đường ống có nhiều điểm đã bị nứt vỡ, dẫn đến đất lọt xuống làm tắc đường ống.
Nhiều vùng bãi “trắng” điện
Không chỉ huyện Phúc Thọ, hiện nay trên nhiều vùng bãi của các huyện Thanh Oai, Quốc Oai, Mê Linh, Chương Mỹ, Hoài Đức... đều thiếu điện phục vụ sản xuất, thậm chí có vùng hoàn toàn chưa có lưới điện. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển sản xuất của người dân. Đơn cử, tại vùng bãi ven sông Đáy của xã Kim An, huyện Thanh Oai, mặc dù mô hình trồng cam Canh cho hiệu quả kinh tế cao, song thực tế việc triển khai nhân rộng đang gặp không ít khó khăn. Ông Đỗ Hùng Cường - Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Kim An chia sẻ, để phát triển cây ăn quả, cần được quy hoạch hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng tốt, nhất là lưới điện phục vụ sản xuất. "Hiện nay, vùng bãi của xã không thể sử dụng hệ thống bơm từ kênh mương mà phải sử dụng nước giếng khoan ngầm. Tuy nhiên, hệ thống lưới điện chưa đáp ứng yêu cầu, có hộ gia đình phải kéo điện từ 500 - 700m để bơm nước" - ông Cường cho biết.
Tương tự, vùng bãi trù phú ven sông Đáy của xã Tân Phú, huyện Quốc Oai có chất đất khá phù hợp với phát triển RAT. Toàn xã Tân Phú có 173ha đất nông nghiệp, trong đó vùng trồng RAT chiếm tới hơn 1/3 diện tích. Thời vụ gieo trồng rau nhiều nhất bắt đầu từ tháng 8 - 9 với cơ cấu giống đa dạng như cải ngọt, ớt, cà, bắp cải, súp lơ... cho thu nhập gấp 2 lần cấy lúa. Những loại rau củ, quả như cà chua, đậu trạch, dưa cho thu nhập gấp 3 - 4 lần cấy lúa. Do vậy, từ năm 2010, TP đã quy hoạch vùng RAT Tân Phú có diện tích 65ha với khoảng 400 hộ dân tham gia, ở cả 3 thôn của xã là Phú Hạng, Yên Quán và Hạ Hòa.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Tiến Kiên - Phó Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp xã Tân Phú, hệ thống điện phục vụ cho vùng rau còn thiếu và yếu. Người dân phải sử dụng máy bơm xăng hoặc kéo dây điện từ trong khu dân cư và chỉ đáp ứng được trong vòng bán kính 1km. Do vậy, để chuẩn bị nhân lực khi triển khai dự án RAT, hàng năm UBND xã Tân Phú đã phối hợp với Trạm Bảo vệ thực vật huyện Quốc Oai tổ chức tập huấn kỹ thuật cho các hộ dân. Song, do hạ tầng cơ sở của vùng sản xuất rau, trong đó có nguồn điện chưa đáp ứng nên tiến độ triển khai dự án vẫn còn khá chậm chạp. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới việc phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông dân.
Bài 3: Mong mỏi cấp thiết