Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Những “cô gái Trường Sơn” và chuyện trốn gia đình đi thanh niên xung phong

Kinhtedothi - Với tinh thần "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước", lớp lớp thanh niên đã tình nguyện, xung phong lên đường ra trận với khát khao cháy bỏng là được góp một phần sức lực nhỏ bé vào công cuộc trường chinh của dân tộc. Họ đã viết nên những câu chuyện huyền thoại gắn với Trường Sơn.

Mới đây, tại chương trình giao lưu “Huyền thoại Trường Sơn” nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) do Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) TP Hà Nội tổ chức, những "cô gái Trường Sơn" năm xưa đã ôn lại kỷ niệm một thời khói lửa với những câu chuyện vừa giản dị, gần gũi lại vô cùng bất khuất, kiên trung.

Trong ký ức của những "cô gái Trường Sơn" năm xưa vẫn vẹn nguyên kỷ niệm một thời khói lửa - Ảnh: PNTĐ

16 tuổi trốn nhà đi... bộ đội

Mặc dù năm nay đã 80 tuổi nhưng trong ký ức của bà Bùi Thị Vân, Trung đội nữ lái xe Trường Sơn huyền thoại (người được gọi là hoa khôi của đội) vẫn vẹn nguyên những kỷ niệm về một thời khói lửa, về tuổi thanh xuân... Bà nhớ lại, vào năm 1965 khi vừa tròn 16 tuổi, chứng kiến Mỹ đánh phá ác liệt, trong lòng cô gái trẻ luôn sôi sục căm thù và khát khao làm điều gì đó cho đất nước. Trước lời hiệu triệu "Ba Sẵn sàng", bà đã trốn bố mẹ, tình nguyện đi thanh niên xung phong với những công việc như: làm đường, làm sân bay, san lấp hố bom.

Đến năm 1968, bà được đơn vị chuyển sang bộ đội tại trạm 12, trực thuộc Bộ Tư lệnh 559 và một bước ngoặt đã đến khi đơn vị tuyển chọn một số nữ có sức khỏe, nhanh nhẹn sang lái xe!

"Tôi biết tin mà rất phấn khởi, tình nguyện ở lại học lái xe. Binh trạm chọn một số anh có tay lái vững, đưa chúng tôi ra sân bay Nam Đàn, Nghệ An học. Chị em chúng tôi, người thì bé, xe thì to, ngồi lọt thỏm trong xe, ban đầu cùng sợ nhưng rồi khắc phục ngay được bằng cách gấp chăn ngồi xuống dưới, lấy cái can xăng 20 lít để dựa vào sau" - bà Vân nhớ lại.

Nữ lái xe Trường Sơn Bùi Thị Vân - "hoa khôi" của đội lái xe chia sẻ những kỷ niệm khi tham gia kháng chiến - Ảnh: PNTĐ

Tại đây, bà Vân cùng đồng đội nữ được học lái và sửa chữa xe, còn luật thì tự học. Sau 45 ngày, mỗi người được cấp một giấy phép lái xe tạm thời và đi vào hoạt động tại đơn vị nữ lái xe Nguyễn Thị Hạnh, chở hàng hóa vào chiến trường, đưa thương bệnh binh ra Bắc chữa trị.

Mặc dù là những nữ nhi "chân yếu tay mềm", nhưng khi đã nhận nhiệm vụ, bà Vân và đồng đội cũng xốc vác nhiều công việc; ngoài lái xe họ còn bốc vác hàng hóa. Những đến lúc trở thương binh, họ lại trở thành những hộ lý dịu hiền để đưa các anh về trạm điều dưỡng. "Năm tháng vất vả nhưng chị em đều quyết tâm và nỗ lực, chúng tôi thường nói công việc này của nam giới nhưng chị em quyết tâm thì cũng gánh vác, cũng làm được" - bà Vân chia sẻ.

Cũng tham gia thanh niên xung phong trong những ngày khói lửa, câu chuyện của bà Hoàng Thị Kim Vinh - cựu thanh niên xung phong càng xúc động hơn khi lúc đó chồng bà đang ở chiến trường, nhưng trước tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, bà đã quyết tâm để lại con thơ 2 tuổi, tình nguyện lên đường ra trận. Năm 1965, Hà Nội phát động phong trào thanh niên "Ba Sẵn sàng", với vai trò là Bí thư chi đoàn, bà Vinh đã vận động thanh niên chi đoàn mình viết đơn tình nguyện tham gia.

Quang cảnh buổi giao lưu với các nhân chứng "Huyền thoại Trường Sơn" - Ảnh: PNTĐ

"Tôi cũng viết đơn. Thành đoàn nghĩ tôi gương mẫu nên viết vì còn con nhỏ, tuy nhiên, trong tôi hừng hực khí thế của phong trào "Ba sẵn sàng" chống Mỹ cứu như các thanh niên khác, nên gửi con ở lại cho ông bà ngoại và đi thanh niên xung phong" - bà Kim Vinh kể lại.

Khí thế hừng hực là vậy, nhưng với tình cảm của một người mẹ, giây phút chia tay con để lên tàu "Nam tiến" vẫn khiến người mẹ trẻ thắt lòng. Bà chia sẻ, đến nay, đã 60 năm trôi qua nhưng thời khắc chia tay con đầy xúc động vẫn im đậm trong tâm trí.

Bà nhớ lại, ngày 17/7/1965, khi bà cùng mọi người tập trung ở để chuẩn bị lên đường, một số anh em đã báo cho cho gia đình đưa cháu bé ra tiễn mẹ. Đến ga Hàng Cỏ, mọi người xách hộ ba lô để mẹ con được gần nhau lâu hơn. Ôm con trong lòng, người bà bịn rịn, luyến lưu không nỡ rời xa... "Đến khi tàu lăn bánh, tôi ngó ra thấy hai bà cháu đứng dưới vẫy tay. Bùi ngùi lắm, xúc động lắm" - bà Vinh trầm ngâm.

Gác lại những tình riêng

Một điều dễ nhận thấy là những thanh niên xung phong hưởng ứng phong trào "Ba Sẵn sàng" đã lên đường với tinh thần "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước". Họ đã chấp nhận hi sinh những tình cảm cá nhân, gác lại hạnh phúc riêng tư vì miền Nam ruột thịt, vì Tổ quốc thân yêu.

Cựu thanh niên xung phong Hoàng Thị Kim Vinh bồi hồi nhớ lại những kỷ niệm của tuổi thanh xuân - Ảnh: PNTĐ

Tiếp dòng hồi tưởng, bà Kim Vinh nhớ lại những ngày hành quân từ Bắc vào Nam. Từ Hà Nội qua Ninh Bình, tới Nghệ An, đoàn hành quân mất 5 ngày đêm; cứ 40-50 cây số đoàn hành quân lại vào nhà dân, nghỉ ở 1 làng nào đó. Nhà rộng thì nghỉ trong nhà, còn không thì rải nilon ra hè nằm. Vào đến Thanh Chương, Nghệ An, đoàn hành quân mở đường 15a từ Thanh Chương đến Hà Tĩnh.

Trong hoàn cảnh chiến tranh chia cắt, có những khoảnh khắc người thân đi qua nhau nhưng cũng không thể nào gặp mặt. Trường hợp của bà Vinh và chồng cũng tương tự như vậy. Quá trình người vợ trẻ hành quân vào Nam thì người chồng thương yêu của cô lại từ Vĩnh Linh ra Bắc để gặp gia đình nội ngoại. Họ đã đi lướt qua nhau... Mãi đến 10 ngày sau, chồng bà vào Nghệ An và hỏi thăm thông tin về vợ qua đơn vị Hoàn Kiếm, họ mới gặp được nhau. Niềm hạnh phúc của cặp vợ chồng trẻ chỉ vẻn vẹn 2 hôm, chồng bà lại lên đường vào Quảng Trị và bắt đầu hành quân vào miền nam.

"Năm 1968 thì anh hy sinh. Chúng tôi vẫn đi làm đường từ đoạn Nghệ Tĩnh, Quảng Bình, rồi quay ra. Đến năm 1968, tôi được đơn vị cho đi học Trung cấp Giao thông; sau đó tôi về đơn vị thanh niên xung phong đóng quân ở Hà Nội" - bà Vinh bồi hồi.

Trung tá Nguyễn Thị Hòa, nguyên chính trị viên Đội lái xe, Trưởng ban liên lạc Đại đội nữ lái xe Trường Sơn tâm sự: "Cho đến giờ, chị em chúng tôi vẫn gắn bó và rất yêu thương nhau" - Ảnh: PNTĐ

Còn với bà Bùi Thị Vân, Đại đội nữ lái xe Trường Sơn, trong quá trình lái xe, chăm sóc thương binh đã gặp được "ý trung nhân", do quân đội có kỷ luật phải: "Khoan yêu, khoan lấy, khoan sinh con" nên phải sau một thời gian dài họ mới chính thức tìm hiểu và yêu đương.

Nhớ lại thời thanh xuân, cô thanh niên xung phong năm xưa vẫn không khỏi bồi hồi trước những rung động đầu đời với người thương binh mà mình đã cõng, khiêng lên xe và chăm sóc tận tình. "Anh để ý tôi nhưng lúc này chúng tôi đang chấp hành “3 khoan” nên khi về trạm, anh viết thư cho tôi nhưng không dám đề tên thật, lại đề tên người khác. Tôi biết là anh, nhưng tôi không trả lời còn chấp hành nghiêm túc “3 khoan”- bà Vân nhớ lại.

Sau đó, khi gặp lại, bà đã ngầm phát tín hiệu cho "đối phương" nên họ đã công khai làm quen, nhưng vẫn chưa ý định yêu đương. Một năm sau, khi người thương binh đã hồi phục vết thương, đi lại được thì mỗi buổi chiều lại miệt mài đạp xe xuống Thường Tín thăm "người thương". Trước tấm chân tình của người lính trẻ, cô "hoa khôi" của đội lái xe Trường Sơn đã xiêu lòng, họ chính thức hẹn hò. "Khi về xin phép gia đình anh, mọi người cũng lăn tăn vì tôi lái xe đi đường xóc sẽ khó trong việc sinh con. Nhưng chúng tôi vẫn quyết tâm đến với nhau. Năm 1975, hai chúng tôi nên vợ chồng, sinh được 5 cháu, 2 trai 3 gái. Bây giờ, chúng tôi đã có 11 cháu nội ngoại"- bà Vân chia sẻ.

Trích dẫn
Trích dẫn 1

"Chương trình giao lưu là lời tri ân gửi tới những người phụ nữ đã góp phần làm nên “Huyền thoại Trường Sơn”. Đó là những nữ chiến sĩ thuộc Trung đội nữ lái xe mang tên anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Thị Hạnh - đại đội nữ lái xe duy nhất của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; là một biểu tượng sống động về tinh thần anh hùng, bất khuất của người phụ nữ Việt Nam, đồng thời cũng là nét độc đáo, sáng tạo của nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Đó là những đại biểu nữ cựu thanh niên xung phong - những người con gái Hà Nội mảnh mai, sục sôi nhiệt huyết, xếp lại bút nghiên, công việc, rời xa gia đình, tình nguyện tham gia các đơn vị thanh niên xung phong của Thủ đô, dấn thân vào “tuyến lửa”, dâng hiến tuổi xuân, cùng quân và dân “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, đóng góp vào thắng lợi chung của cả dân tộc"- Chủ tịch Hội LHPN TP Hà Nội Lê Kim Anh chia sẻ.

Giao lưu, gặp mặt nhân chứng lịch sử: “Huyền thoại Trường Sơn”

Giao lưu, gặp mặt nhân chứng lịch sử: “Huyền thoại Trường Sơn”

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
HĐND Thành phố Hà Nội chất vấn về quản lý an toàn thực phẩm, việc thực hiện cam kết của các sở, ngành 

HĐND Thành phố Hà Nội chất vấn về quản lý an toàn thực phẩm, việc thực hiện cam kết của các sở, ngành 

09 Jul, 08:55 AM

Kinhtedothi - Sáng 9/7, tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 25, HĐND TP Hà Nội khóa XVI đã diễn ra phiên chất vấn và trả lời chất vấn về 2 nhóm vấn đề: tái chất vấn việc thực hiện kết luận phiên chất vấn tại kỳ họp thứ 20 của HĐND TP; chất vấn việc thực hiện quy định về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố.

Chặt chẽ từ bước đầu

Chặt chẽ từ bước đầu

09 Jul, 05:14 AM

Kinhtedothi - Khắc phục triệt để tình trạng cán bộ vừa được bổ nhiệm, bầu cử vào các chức danh và ngay sau đó bị xử lý kỷ luật, trọng tâm là thẩm định chặt chẽ công tác nhân sự, bảo đảm không để lọt vào cấp ủy cán bộ vi phạm về phẩm chất đạo đức, lối sống, có biểu hiện "tự diễn biến," "tự chuyển hóa".

Tăng hiệu quả phối hợp giữa các cấp, ngành với xã, phường để tháo gỡ vướng mắc trong đấu giá quyền sử dụng đất

Tăng hiệu quả phối hợp giữa các cấp, ngành với xã, phường để tháo gỡ vướng mắc trong đấu giá quyền sử dụng đất

09 Jul, 05:10 AM

Kinhtedothi - Tham gia thảo luận tại tổ đại biểu chiều 8/7, các đại biểu đã tập trung phân tích kỹ những kết quả đạt được cũng như những nội dung cần làm rõ trong thực hiện chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH); đồng thời, đại biểu đã đề xuất nhiều giải pháp để tiếp tục đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên.

An toàn thực phẩm tại Hà Nội: vẫn còn nhiều vi phạm

An toàn thực phẩm tại Hà Nội: vẫn còn nhiều vi phạm

09 Jul, 05:07 AM

Kinhtedothi - Qua khảo sát của HĐND TP Hà Nội cho thấy, vẫn còn tình trạng vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm (ATTP) tại một số cơ sở sản xuất kinh doanh như: giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đã hết hạn; điều kiện vệ sinh tại khu vực sản xuất, chế biến bảo quản còn kém, không bảo đảm…

Công tác Mặt trận: Những điểm nhấn nổi bật

Công tác Mặt trận: Những điểm nhấn nổi bật

09 Jul, 05:04 AM

Kinhtedothi-Theo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (T.Ư MTTQ) Việt Nam, sáu tháng đầu năm 2025, hệ thống MTTQ Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên đã chủ động triển khai các nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch đã xác định và hoàn thành tốt những nhiệm vụ đột xuất, phát sinh xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, coi trọng thực chất, hiệu quả, với những kết quả, điểm nhấn nổi bật.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ