Từ đây mới thấy, những bất công với phụ nữ và trẻ em trong gia đình vẫn không dễ gỡ bỏ.
“Ngôi nhà Bình yên” là mô hình nhà tạm lánh đầu tiên của Việt
Mỗi trường hợp đến với “Ngôi nhà Bình yên” là một câu chuyện với những số phận không may, những cảnh đời bất hạnh, sự cam chịu và những tiếng thở dài, tiếng khóc uất nghẹn bật ra sau chuỗi tháng ngày dài chịu đựng... Có phụ nữ tìm đến đây với những thương tích bầm dập, có những đứa trẻ với đôi mắt ngây dại, trạng thái hoảng hốt, tuyệt vọng. Nhiều phụ nữ bị mua bán trở về bị tổn thương nặng nề cả về thể xác, tinh thần... Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Trần Thị Hương cho biết: "Thực tế, đã có nhiều nghiên cứu, khảo sát trên phạm vi cả nước về bạo lực gia đình, tuy nhiên với những số liệu tổng hợp từ các trường hợp của “Ngôi nhà Bình yên”, hy vọng sẽ cung cấp những phân tích ban đầu trong mối liên quan giữa bạo lực gia đình, mua bán người và gia đình cũng như những vấn đề khác liên quan đến đời sống hôn nhân, gia đình".
Các chuyên gia tham vấn của “Ngôi nhà Bình yên” cũng đưa ra những con số cho thấy, bạo lực gia đình là do bản chất tính gia trưởng và sở hữu của các ông chồng. Trong đó, 74% chồng của nạn nhân bị mắc tệ nạn xã hội; 33% ghen tuông do tính sở hữu, đặc biệt khi người vợ làm ăn có quan hệ giao tiếp rộng; 6% chồng ngoại tình rồi về có hành vi bạo lực với vợ…
Mặc dù sau thời gian tạm trú ở “Ngôi nhà Bình yên”, những phụ nữ đã được phục hồi về thể chất và tinh thần, được cung cấp kiến thức, kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp, mở rộng tầm hiểu biết và chuẩn bị hành trang để có thể ổn định cuộc sống, tự tin tái hòa nhập cộng đồng… Nhưng bạo lực gia đình chỉ có thể được đẩy lùi nếu có sự đóng góp, hỗ trợ của các tổ chức trong phòng chống bạo lực gia đình và sự vào cuộc tích cực của chính cả gia đình, nam giới và sự tự tin dám đứng lên bảo vệ mình của chính những người phụ nữ.