Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Những hàng hóa, dịch vụ nào được giảm 2% thuế giá trị gia tăng?

Kinhtedothi - Kể từ ngày 1/2 đến 31/12/2022, nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ sẽ được giảm 2% thuế giá trị gia tăng (GTGT) nhằm hỗ trợ người dân, DN gặp khó khăn do tác động của dịch Covid-19.

Tại tiết a điểm 1.1 khoản 1 Điều 3 Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội quy định: “Giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng trong năm 2022, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% (còn 8%), trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sau: Viễn thông, công nghệ thông tin, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại, sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng, không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt”.

Nhiều mặt hàng được giảm thuế GTGT từ ngày 1/2.

Liên quan đến chính sách giảm thuế GTGT, thời gian qua, căn cứ quy định tại Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 ngày 19/10/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành một số giải pháp nhằm hỗ trợ DN, người dân chịu tác động của dịch Covid-19 (trong đó tại khoản 3 Điều 1 Nghị quyết này có quy định chính sách giảm thuế GTGT đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ), Chính phủ đã ban hành Nghị định số 92/2021/NĐ-CP ngày 27/10/2021 để hướng dẫn cụ thể việc thực hiện.

Để đảm bảo việc giảm thuế đúng quy định và chính sách giảm thuế đến đúng đối tượng thụ hưởng là người mua hàng hóa, dịch vụ, cơ sở kinh doanh áp dụng phương pháp kê khai sẽ giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng trực tiếp trên hóa đơn. Còn cơ sở kinh doanh gồm cả hộ và cá nhân kinh doanh... áp dụng phương pháp khoán sẽ giảm 20% mức tỉ lệ để tính thuế trên hóa đơn.

Trường hợp người bán lập hóa đơn mà chưa giảm thuế suất giá trị gia tăng cho hàng hóa, dịch vụ thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót. Đồng thời, người bán phải lập hóa đơn điều chỉnh sai sót và giao hóa đơn có giảm thuế cho người mua.

Về tác động ngân sách, Bộ Tài chính dự kiến chính sách nêu trên ước giảm thu ngân sách nhà nước của năm 2022 khoảng 49.400 tỷ đồng. Số tiền thuế được hỗ trợ này sẽ góp phần giúp doanh nghiệp, tổ chức và người dân vượt qua khó khăn do tác động của dịch Covid-19 để phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh, đồng thời có tác dụng kích thích tiêu dùng, đầu tư, qua đó đóng góp vào kết quả khôi phục lại nền kinh tế của đất nước sau dịch bệnh và góp phần thực hiện an sinh xã hội.

Sở dĩ có chính sách nêu trên, Bộ Tài chính lý giải, trong năm 2020 - 2021, do tác động của dịch Covid-19, tăng trưởng kinh tế liên tiếp giảm ở mức thấp, ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng bình quân 5 năm 2021 - 2025. Hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, chị phí đầu vào gia tăng; chuỗi cung ứng, lưu thông hàng hóa bị đứt gãy; nảy sinh các vấn đề về lao động, việc làm, an sinh, an ninh và trật tự an toàn xã hội…

Do vậy, tại kỳ họp bất thường của Quốc hội vừa diễn ra đầu tháng này, Quốc hội thông qua Nghị quyết số 43 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có quy định giảm thuế giá trị gia tăng; cho phép tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Thực hiện Nghị quyết 43 của Quốc hội, Chính phủ đã khẩn trương ban hành Nghị định 15 quy định áp dụng giảm thuế giá trị gia tăng đối với tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng 10%.

Chi tiết mức giảm thuế giá trị gia tăng trong năm 2022

Chi tiết mức giảm thuế giá trị gia tăng trong năm 2022

Chuyển đổi số mạnh mẽ hỗ trợ tối đa người nộp thuế

Chuyển đổi số mạnh mẽ hỗ trợ tối đa người nộp thuế

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Sacombank tối ưu thanh toán quốc tế trực tuyến: Nhanh chóng- minh bạch- chính xác

Sacombank tối ưu thanh toán quốc tế trực tuyến: Nhanh chóng- minh bạch- chính xác

09 Jul, 04:52 PM

Kinhtedothi- Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam tiếp tục duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ, kim ngạch xuất – nhập khẩu Việt Nam liên tục lập kỷ lục trong nửa đầu năm 2025 phản ánh tốc độ mở rộng của hoạt động ngoại thương. Đi cùng cơ hội, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) phải đối mặt không ít thách thức trong giao dịch quốc tế về thuế quan, thời gian chuyển tiền ra nước ngoài, biến động tỷ giá, theo dõi và tra soát giao dịch... Chính vì vậy, một nền tảng thanh toán quốc tế ứng dụng công nghệ tiên tiến với thời gian xử lý nhanh, độ chính xác cao và khả năng kiểm soát giao dịch chặt chẽ là điều doanh nghiệp cần để tự tin vươn ra thị trường toàn cầu.

Tỉnh Điện Biên quyết liệt chống hàng giả, buôn lậu

Tỉnh Điện Biên quyết liệt chống hàng giả, buôn lậu

09 Jul, 04:27 PM

Kinhtedothi - Trước diễn biến phức tạp của tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, các lực lượng chức năng tỉnh Điện Biên đang tăng cường các biện pháp kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm vi phạm nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, góp phần bình ổn giá cả và đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh.

Lạm phát năm 2025 trong tầm kiểm soát

Lạm phát năm 2025 trong tầm kiểm soát

09 Jul, 01:07 PM

Kinhtedothi - Lạm phát trung bình cả năm 2025 được dự báo trong tầm kiểm soát và xoay quanh mức 3,4%, nếu Nhà nước không điều chỉnh mạnh giá dịch vụ y tế và giáo dục. Trong trường hợp căng thẳng thương mại giữa Mỹ và các đối tác lớn kéo dài và dẫn đến suy thoái kinh tế toàn cầu, lạm phát trung bình năm 2025 có thể chỉ ở mức 3%.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ