Những hình ảnh, kỷ vật “biết nói” về chiến tranh Việt Nam

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Triển lãm “Ký ức chiến tranh” với hơn 400 hình ảnh, hiện vật được sưu tầm, tiếp nhận từ năm 2010 - 2015 do Bảo tàng LSQS Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Đặc công, Bảo tàng Tiền tệ đã tổ chức nhân kỷ niệm 41 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Những hình ảnh, kỷ vật “biết nói” về chiến tranh Việt Nam - Ảnh 1
Triển lãm được chia làm bốn phần gồm, phần một: Việt Nam – Cuộc chiến ắc liệt; phần 2: Những kỷ vật trở về từ phía bên kia, phần 3: Những kỷ vật  sống mãi với thời gian và phần bốn Khép lại quá khư hướng tới tương lai trong đó có những  bộ ảnh về chiến tranh Việt Nam do Hãng thông tấn AP (Mỹ) trao tặng cho Bảo tàng LSQS. Đó là những hình ảnh của cuộc chiến khốc liệt ở Việt Nam qua ống kính của các phóng viên chiến trường Mỹ, như bức ảnh “Tổng trưởng cảnh sát Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Ngọc Loan bắn vào đầu Nguyễn Văn Lém, người bị tình nghi là quân giải phóng trên một con phố Sài Gòn trong Tổng tiến công Tết Mậu Thân (1968)” của phóng viên Eddie Adams hay bức  “Nhà sư Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối sự đàn áp của chính quyền Việt Nam Cộng hòa (1963)” của Malcolm Browne... Những bức ảnh này đã giúp cho nhân dân thế giới hiểu rõ về cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam và sự anh dũng của dân tộc Việt Nam trong đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Triển lãm cũng giới thiệu nhiều hình ảnh, hiện vật là kỷ vật của bộ đội ta do cựu binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam lưu giữ nhiều năm và tìm cách trao trả: Lá cờ Đảng do cựu chiến binh Mỹ Thomas Smith trao lại cho Bảo tàng LSQS Việt Nam; 3 bức tranh còn thiếu trong cuốn “nhật ký bằng tranh” của họa sĩ Lê Đức Tuấn được gửi tới Đại tướng Phạm Văn Trà - nguyên Bộ trưởng Quốc phòng - sau hơn 40 năm lưu lạc ở Mỹ; những bức ảnh, giấy tờ, nhật ký của các liệt sĩ, bộ đội Việt Nam... Nét chữ đã mờ, các bức ảnh đã cũ, song các kỷ vật này được trao lại đã giúp các cựu binh Mỹ xóa đi phần nào nỗi ám ảnh của họ về cuộc chiến tranh, và cũng góp phần hàn gắn quan hệ hai nước.