Những khoản phụ cấp nào không phải đóng bảo hiểm xã hội năm 2024?
Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội TP Hồ Chí Minh Trần Dũng Hà cho biết, các khoản phụ cấp không phải đóng bảo hiểm xã hội, bao gồm: Tiền thưởng theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động năm 2019 (số tiền mà người sử dụng lao động lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động); tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca. Các khoản tiền khác không phải đóng bảo hiểm xã hội là: hỗ trợ xăng xe; hỗ trợ điện thoại; hỗ trợ đi lại; hỗ trợ tiền nhà ở; hỗ trợ tiền giữ trẻ; hỗ trợ nuôi con nhỏ; hỗ trợ người lao động có người thân kết hôn.

Tiền nhân dịp sinh nhật của người lao động; trợ cấp người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động; trợ cấp người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị bệnh nghề nghiệp; các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động; phụ cấp chuyên cần, là những khoản mà người lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.
Hiện nay, Chính phủ đã xây dựng dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), trong đó quy định Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội. Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương tháng theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định khi Nhà nước thực hiện cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương tháng, bao gồm mức lương, phụ cấp lương, các khoản bổ sung khác, được trả thường xuyên và ổn định trong mỗi kỳ trả lương.
Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất bằng một nửa mức lương tối thiểu tháng vùng cao nhất do Chính phủ công bố. Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cao nhất bằng 8 lần mức lương tối thiểu tháng vùng cao nhất do Chính phủ công bố.

Giảm đóng bảo hiểm xã hội còn 10 năm để lĩnh lương hưu
Kinhtedothi – Bổ sung các chế độ ngắn hạn để thu hút người lao động tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện; tiến tới giảm điều kiện thời gian đóng BHXH tối thiểu xuống 10 năm để lĩnh lương hưu; đối với BHXH một lần cần có phương án khả dĩ hơn…

Tham gia bảo hiểm xã hội 5 năm, được hưởng trợ cấp xã hội 15 năm
Kinhtedothi – Cơ quan soạn thảo dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đề xuất, những người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc 5 năm được hưởng trợ cấp xã hội trong khoảng 15 năm, ngay từ khi 60 tuổi.

Đóng bảo hiểm xã hội 15 năm, lương hưu thấp nhất là bao nhiêu?
Kinhtedothi – Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) quy định giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu từ 20 năm xuống 15 năm để được hưởng lương hưu. Với cách tính mức lương hưu như hiện nay, lao động nam nghỉ hưu với mức lương rất thấp, tương đương hơn 2 triệu đồng/tháng.