Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Những người không nên ăn dứa

HP (tổng hợp)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Dứa là loại trái cây có hương vị thơm ngon và được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, đây là loại quả không phải ai cũng có thể ăn. Dưới đây là những người không nên ăn dứa.

Những người không nên ăn dứa - Ảnh 1
Dứa là loại quả không phải ai cũng có thể ăn. Ảnh: Healthxchange.sg

Những người không nên ăn dứa

- Người cơ địa dị ứng: Trong quả dứa có men bromelin, là loại enzym có chức năng thủy phân protit, được ứng dụng để trị rất nhiều bệnh khác nhau. Nhưng rất nhiều người dị ứng loại men này. Sau khi ăn dứa từ 15 phút hoặc lâu hơn, bromelin kích thích cơ thể sinh ra các histamin làm xuất hiện các triệu chứng đau quặn bụng từng cơn, có thể lợm giọng, buồn nôn, nổi mày đay, ngứa ngáy khó chịu, môi tê dại, nặng hơn là khó thở.

Những trường hợp này hay gặp và diễn biến nặng ở bệnh nhân có tiền sử cơ địa dị ứng như mề đay, viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng, hen phế quản...

- Người bị tiểu đường: Người bị tiểu đường được khuyên không nên ăn dứa. Dứa chứa hàm lượng đường cao, cung cấp nhiều năng lượng nếu ăn nhiều sẽ có nguy cơ bị thừa cân béo phì. Nếu người mắc bệnh đái tháo đường muốn ăn dứa phải hỏi ý kiến bác sĩ điều trị.

- Người huyết áp cao: Bệnh nhân huyết áp cao cũng nên hạn chế ăn dứa. Người tiền sử tăng huyết áp khi dùng nhiều dứa dễ gây hiện tượng nóng bừng mặt, đau đầu choáng váng... dễ có nguy cơ cơn tăng huyết áp.

- Người bị viêm răng, lở loét khoang miệng: Đây cũng là nhóm người nên hạn chế ăn dứa. Chất glucoside trong dứa tác dụng kích thích mạnh với niêm mạc miệng, thực quản, khi ăn quá nhiều còn khiến tê bì ở lưỡi, cổ họng. Người khỏe mạnh cũng không nên ăn nhiều dứa một lúc.

- Người bị bệnh dạ dày, viêm loét dạ dày: Người bệnh dạ dày không nên ăn nhiều dứa, chỉ nên ăn một miếng rất nhỏ bởi dứa có chứa nhiều axit hữu cơ và một số enzyme làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày, đường ruột, dễ gây nôn nao, khó chịu.

- Người dễ bốc hỏa: Cuối cùng, những người dễ bốc hỏa cũng không nên ăn dứa. Nhiều người sau khi ăn dứa xong khoảng từ 30 phút đến một giờ thấy mệt mỏi, khó chịu, ngứa dữ dội khắp người, ngay sau đó thì cảm thấy nóng bừng và nổi mẩn. Đây là hiện tượng bốc hỏa. Đối với những người đã bị một lần rồi càng phải thận trọng khi ăn dứa, tốt nhất là nên ăn ít để thăm dò.

Không ăn dứa cùng những thực phẩm nào?

Sữa và các sản phẩm từ sữa kể cả sữa chua khi ăn cùng lúc với dứa sẽ làm giảm tác dụng dinh dưỡng của sữa. Ăn sữa cùng dứa còn tạo phản ứng các chất trong dứa với protein trong sữa, tạo thành chất khó tiêu, gây đau bụng hoặc tiêu chảy. Protein trong sữa và axit trái cây trong dứa kết hợp với nhau sẽ làm protein đông đặc, gây khó chịu, khó tiêu.

Dứa và củ cải khi ăn cùng nhau sẽ phá hủy vitamin C, giảm các chất dinh dưỡng khác. Thúc đẩy flavonoid trong dứa chuyển hóa thành axit dihydroxybenzoic và axit ferulic, ức chế chức năng tuyến giáp, gây bướu cổ. Vì vậy, bệnh nhân bị rối loạn chức năng tuyến giáp đặc biệt lưu ý không nên ăn dứa cùng củ cải.

Cách chọn dứa ngon

- Màu sắc: Màu sắc là điều đầu tiên cần quan sát khi bạn quyết định chọn mua dứa. Phần cuống dứa là nơi cho biết độ ngọt của trái dứa. Nếu trái dứa có màu vàng tươi từ cuống cho đến phần cuối hoặc vài chỗ hơi xanh thì trái đã chín, ngọt. Trái vàng đều thì độ ngọt càng cao.

Nếu dứa không đều màu và có những chấm nâu đậm, vàng đồng hay vàng ngả sang đỏ thì trái đã chín quá mức.

Không nên chọn trái dứa còn xanh, vì trái chưa chín và cũng không thể chín sau khi mua.

- Hình dáng: Dứa ngắn quả (dáng tròn bầu) thì có nhiều thịt dứa hơn quả dài (dáng ống dài).

- Mắt dứa: Nên chọn quả có mắt dứa lớn và càng thưa càng tốt để sau khi gọt bỏ hết mắt dứa sẽ có được phần cùi dày.

- Mùi thơm: Để kiểm tra mức độ tươi và chín của dứa, bạn có thể ngửi mùi ở phần cuối của trái. Nên chọn những trái có mùi thơm ngọt và tươi. Nếu tỏa mùi quá ít hoặc không có mùi là do trái chưa chín. Ngược lại những trái dứa quá chín sẽ có mùi hơi chua kiểu lên men, tựa như mùi giấm hoặc mùi quá ngọt.

- Cảm nhận bằng tay: Trái dứa chín quá mức sẽ bị mềm, bạn sẽ cảm nhận được điều này khi sờ bằng tay. Lớp vỏ của trái dứa quá chín thường bị nhăn. Những trái dứa tươi, vừa chín tới sẽ không quá cứng cũng không quá mềm, nhấn ngón tay vào vỏ dứa sẽ không bị lõm vào. Phần vỏ có nấm mốc, rỉ nước hay bị nứt là những dấu hiệu cho thấy trái dứa đã bị hư hỏng. Phần ngọn dứa: Phần ngọn dứa tươi xanh luôn được yêu thích. Những trái dứa quá chín thường có phần ngọn khô và ngả sang màu nâu với những chiếc lá đang rụng rơi.

Bảo quản dứa thế nào?

Hầu hết dứa có thể để ở nhiệt độ phòng trong khoảng 2 ngày. Tránh ánh nắng trực tiếp và các nguồn nhiệt.

Trong tủ lạnh: Đặt cả một quả dứa chưa cắt vào tủ lạnh có thể bảo quản được 5 ngày.

Sau khi cắt xong: Bảo quản dứa mới cắt trong một ít nước ép của nó và đặt trong hộp kín. Bảo quản lạnh trong tối đa 5 ngày.