Lễ kỉ niệm do Ban chấp hành T.Ư Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam và UBND TP Hà Nội tổ chức.Họ là những người có công (NCC) với cách mạng đã từng vào sinh ra tử. Có người, dù bị mất một phần thân thể nhưng họ vẫn phát huy bản chất bộ đội cụ Hồ “thương binh tàn nhưng không phế”, tiếp tục cống hiến sức lực, trí tuệ để xây dựng quê hương, đất nước.Thương binh ¼ Phạm Trung Thường: Còn sức khỏe tôi vẫn sẽ cống hiến cho quê hươngĐến bây giờ tôi vẫn nhớ mình nhập ngũ vào một ngày tháng 3 của năm 1967, làm lính trinh sát ở chiến trường mặt trận B3. Đến năm 1969 trong một lần đi trinh sát lại cùng 8 đồng đội, có một đồng chí bị địch bắn pháo trúng khiến thân xác tung thành nhiều mảnh. Tôi thì bị thương ở cánh tay trái, được đưa vào bệnh viện 1 điều trị nhưng không khỏi. Đến tháng 12/1969 cấp trên có quyết định điều chuyển tôi ra miền Bắc chữa trị...
Là thương binh hạng ¼, bị cụt một bên tay trái và ảnh hưởng bởi chất độc da cam nhưng phát huy bản chất bộ đội cụ Hồ, hiện nay tôi tham gia vào đội giải phóng mặt bằng của huyện Đông Anh. Đồng thời là Trưởng ban Thương binh nặng của huyện. Chúng tôi thường xuyên thăm hỏi, động viên các gia đình đồng chí thương binh khi có chuyện vui buồn. Nhân dịp lễ, tết và những ngày 27/7, 22/12 chúng tôi chia sẻ và tặng quà cho các thương binh để động viên anh em tiếp tục sống vui vẻ.Tôi rất vinh dự khi hôm nay mình là người đại diện cho những NCC của huyện Đông Anh được tham dự Lễ kỷ niệm cấp quốc gia ngày thương binh – liệt sĩ. Hôm qua tôi được Bộ LĐTB&XH tặng Bằng khen vì những đóng góp trong công tác thương binh – liệt sĩ. Đó là những phần thưởng vô cùng quý giá, động viên khích lệ tinh thần chúng tôi. Vì thế, khi còn sức khỏe, tôi vẫn sẽ tiếp tục cống hiến để dựng xây quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp.Anh hùng lực lượng vũ trang Lê Xuân Tấu: Chúng tôi tin tưởng vào thế hệ trẻNăm 1976, tôi là một trong những cán bộ chiến sĩ xe tăng được vào Nam chiến đấu. Chúng tôi đưa xe tăng hành quân bằng xích, đi bộ từ ngoài Bắc đoạn đường dài hơn 1.000 km. Các bạn biết đó, xe tăng nặng nề, cồng kềnh rất khó cơ động, lại di chuyển trong điều kiện chiến tranh, Mỹ ngụy hoạt động không quân rất mạnh. Đặc biệt là chúng tôi phải giữ bí mật và xuyên qua hàng rào điện tử McNamara. Ấy thế mà, chúng tôi đã áp sát cách địch chỉ khoảng 2 km mà nó không biết gì. Chúng tôi đã lập công đầu và đó có thể là truyền thống lịch sử của bộ đội xe tăng Việt Nam đã ra quân là đánh thắng.
Và, một dấu mốc không thể nào quên đối với tôi là được kết nạp Đảng trên đường đi chiến đấu tại quê hương của Bác Hồ kính yêu ở huyện Nam Đàn (Nghệ An). Tham gia chiến đấu ở chiến trường đường 9 năm 1968, đường 9 năm 1971, chiến dịch Quảng Trị năm 1972 và đến năm 1975 giải phóng miền Nam, tôi tiếp tục được học tập, rèn luyện và trở thành cán bộ cao cấp trong quân đội.Về nghỉ chế độ và cư trú tại phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng tôi là tích cực tham gia vào các phong trào của địa phương để xây dựng chính quyền vững mạnh. Đồng thời, làm chỗ dựa cho gia đình, con cháu tiếp tục học tập và phát huy truyền thống của người lính cụ Hồ.Chúng tôi thật sự rất tin tưởng vào thế hệ trẻ có năng lực rất tốt và học tập cao. Họ cũng được giao đảm trách những nhiệm vụ rất quan trọng của đất nước để xây dựng kinh tế và phát triển.Lão thành cách mạng Trần Phiên: “Tôi luôn nghĩ đến đồng đội đã hy sinh!”Quê tôi ở tỉnh Hà Nam, hiện đang sống ở huyện Đan Phượng. Thời kỳ những năm 1930, trong xã có phong trào cách mạng đã ảnh hưởng đến lớp thanh niên chúng tôi. Thế rồi, tôi tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1941. Đến năm 1942 tôi bị địch bắt, năm 1943 được thả và tiếp tục đi làm cách mạng. Tôi theo các đồng chí đàn anh đi tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, rải truyền đơn, treo cờ và làm những công việc bí mật nhưng rất nguy hiểm.
Đến tuổi trưởng thành, được cách đồng chí đi trước tuyên truyền, tôi đã giác ngộ và quyết tâm một lòng theo cách mạng. Ngày 15/1/1946, sau khi được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam, tôi tiếp tục hoạt động trong vòng bí mật cho đến khi tổng khởi nghĩa chuyển sang làm cán bộ ở địa phương. Lúc đó, chúng tôi vận động quần chúng tham gia cách mạng. Cho đến năm 1949, tôi được điều đi bộ đội để tổng phản công và chiến đấu trong chiến dịch Điện Biên Phủ.Hôm nay 27/7, được đi dự lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ diễn ra tại Trung tâm Hội nghị quốc gia tôi vô cùng tự hào nhưng cũng không khỏi suy nghĩ đến những đồng đội đã bị địch tra tấn, tù đầy đến chết. Thời kỳ khó khăn và chiến tranh ác liệt, tất cả các đồng chí của chúng tôi đều còn hoạt động. Bây giờ được hưởng sự quan tâm của Đảng và Nhà nước chỉ còn mỗi mình tôi.Bây giờ, nhìn những thành quả mà đất nước ta đã đạt được, chúng tôi, những người đã từng vào sinh ra tử, sống trong thời kỳ máu lửa vô cùng phấn khởi. Là đảng viên với 71 năm tuổi Đảng, tôi không có đề nghị gì cho riêng mình. Mong ước lớn nhất của tôi lúc này là những đồng chí đi sau đừng nghĩ đến cá nhân nhiều quá mà luôn quan tâm đến Nhân dân để họ có cuộc sống ấm no hạnh phúc.